Trong khoảng thời gian giằng co không tiếng động như vậy, ta cảm thấy ta đã nhận ra điều gì rồi, là do một năm trở lại đây ở chung với hắn nhiều nên dần dần tâm trí của ta đã bị lung lay, tự mình vọng tưởng rằng giữa ta và hắn còn tồn tại một thứ tình cảm khó nói.
Nhưng thật ra giữa chúng ta chỉ là giao dịch mà thôi.
Ta không muốn nhìn mặt Lâm Trọng Đàn nữa, dùng hết toàn bộ sức lực tránh khỏi người hắn, trong nháy mắt ta nghĩ tới việc rời khỏi nơi này để đi đến nơi yên tĩnh không ai biết, nhưng đây lại là phủ đệ của tam thúc, đêm khuya ta đi ra ngoài, chỉ sợ việc này sẽ truyền tới tai ông ấy.
Ta chẳng có nơi nào để đi nên đành trốn ở trên giường. Vì không muốn nhìn thấy Lâm Trọng Đàn nên ta buông màn xuống, ngăn cách ta và hắn hoàn toàn.
"Tiểu Địch." Thanh âm của Lâm Trọng Đàn ở gần đó vang lên, ta không thèm để ý mà chỉ gắt gao nhắm chặt mắt lại. Nhưng hắn đâu chịu buông tha ta, vậy mà còn dám xốc màn lên đến ngồi ở mép giường.
Thời gian cứ từng giây từng phút trôi qua, ta với hắn tiếp tục giằng co, không biết qua bao lâu, ta cảm giác được ở cổ đột nhiên lành lạnh.
Lâm Trọng Đàn đeo lên cổ ta thứ gì đó, hóa ra là hắn đeo cho ta vòng cổ làm từ tơ hồng, mặt dây là một con tiểu kim dương(dê con màu vàng kim). Con dê kia thân mập chân ngắn, nhìn rất đáng yêu.
Ta vốn cầm tinh con dê.
Ta nghĩ một lát, liền định tháo sợi dây tơ hồng này xuống, Lâm Trọng Đàn thấy thế bèn ấn tay ta lại, "Đây là vật được đại sư ở Thiên Phật tự ban cho, ngươi có giận ta cũng không cần gỡ nó xuống, được không? Đêm đã khuya, ngươi ngủ đi." Hắn nói rồi lại lấy ra một vật để xuống bên cạnh gối đầu của ta, sau đó liền đứng dậy như là chuẩn bị rời đi.
"Ngươi đứng lại." Ta gọi lại hắn, đồng thời cầm lấy vật bên gối lên.
Đây là một con dấu.
Ta từng thấy con dấu ngọc này ở trong ngăn kéo của Lâm Trọng Đàn rồi, lúc ấy ta còn cảm thấy càng nhìn nó càng thấy tinh xảo, ngắm nghía khá lâu. Lâm Trọng Đàn khi đó chú ý tới, hỏi ta có phải hay không thích nó, ta biết con dấu này so với con dấu Minh điển học đưa ta càng là quý hiếm hơn, làm sao mà không biết xấu hổ nói thích được chứ.
Ta hỏi Lâm Trọng Đàn, "Đây là quà sinh nhật sao?"
Lâm Trọng Đàn quay đầu lại, không biết vì sao, ta vậy mà cảm thấy dáng vẻ hắn lúc này yếu ớt vô cùng, có lẽ là ảo giác của ta.
Lâm Trọng Đàn đã bao giờ tỏ vẻ yếu ớt? Không phải hắn cái gì cũng làm được, vĩnh viễn luôn được người đời khen ngợi là Lâm Trọng Đàn tài hoa sao?
Hắn hơi hơi gật đầu, ta nhìn hắn một lát, đột nhiên duỗi tay chỉ về phía đồ vật hắn đặt ở trên bàn, "Đó là cái gì?"
Lâm Trọng Đàn theo ánh mắt của ta nhìn lại, ngây ra một lúc mới nói: "Là kính viễn vọng."
"Kính viễn vọng? Đó là thứ gì?"
Lâm Trọng Đàn lại trầm mặc một lát, mới đưa đồ vật lại đây cho ta xem.
Thứ này rất tinh xảo, cầm vào tay có cảm giác lạnh lẽo, bên ngoài có màu vàng đồng, mặt trên có hoa văn ngoằn nghoèo nhìn như mấy con nòng nọc, ta xem không hiểu lắm. Ta chưa thấy kính viễn vọng bao giờ, lúc cầm ở trong tay nhất thời không biết dùng như thế nào, vẫn là Lâm Trọng Đàn dạy ta, bảo ta đưa một mắt đến phía trước đầu ống nhòm của kính để nhìn. Hắn còn nói cho ta cách điều chỉnh một chỗ nào đó, từ đó có thể phóng to phóng nhỏ đồ vật đang nhìn.
Lúc đó ta mới hiểu vì sao lại gọi nó là kính viễn vọng, ta chỉ tùy ý chỉnh một chút, từng chấm đen hình chim nhỏ trên sơn cảnh của bức bình phong đều bị ta nhìn rất rõ ràng.
Ta cầm kính viễn vọng ở trong tay, sau một lúc lâu nói: "Ta muốn cái này làm quà sinh nhật, ngươi tặng nó cho ta đi."
Lâm Trọng Đàn nghe vậy lại cự tuyệt ta, "Cái này không được, Tiểu Địch, những cái khác ngươi muốn ta đều có thể tặng, nhưng cái này không thể cho ngươi, đây là...... Đồ Thái Tử ban thưởng."
"Ta muốn cái này!" Ta nhìn chằm chằm hắn.
Lâm Trọng Đàn nhíu mi mà nhìn ta, tựa như cảm thấy ta đang vô cớ gây rối. Mà đúng là như vậy thật, ta đã sớm biết đây là đồ Thái Tử ban thưởng cho hắn, trên hộp gấm đựng kính viễn vọng có ký tự của Đông Cung.
"Ngươi tặng nó cho ta, ta sẽ không giận ngươi nữa." Ta nắm chặt kính viễn vọng trong tay, nhưng Lâm Trọng Đàn vẫn lắc đầu, nói rằng tặng cho ta là không thể.
Ta cảm thấy mình đã mất mặt lắm rồi, bèn luống cuống mà nhét kính viễn vọng vào trong tay hắn, chật vật mà quay mặt đi.
"Tiểu Địch." Lâm Trọng Đàn lại gọi ta một tiếng.
Ta gắt gao cắn răng, nghĩ thầm hắn có gì đặc biệt hơn người chứ, chẳng qua là được Thái Tử ban thưởng một thứ đồ mới mẻ của phương Tây mà thôi. Về sau ta cũng có thể có mấy thứ này...... Không, ta không thể, trong mắt bọn họ ta cũng chỉ là một món đồ không hơn không kém mà thôi.
Càng nghĩ ta càng khổ sở, liền đem vòng cổ tơ hồng kéo xuống ném trên mặt đất, "Ta không cần ngươi tặng cái này, nếu ngươi không muốn ta giận nữa, thì cho ta bài từ* người viết mấy ngày trước đi."
* Từ: hay còn gọi là trường đoản cú, là một thể văn, có từ đời Đường, hưng thịnh thời nhà Tống, biến thể từ nhạc phủ xưa, câu dài ngắn không nhất định. "Chinh phụ ngâm khúc" của Đặng Trần Côn cũng là viết theo thể này
Lâm Trọng Đàn đúng là có viết một bài từ, ngoài ta ra thì chưa có ai từng đọc qua nó. Tuy ta thiên tư ngu dốt, nhưng liếc mắt một cái cũng nhìn ra được bài từ này một khi truyền ra sẽ được tán dương không ngớt, thậm chí có thể nổi danh thiên hạ.
Lâm Trọng Đàn nhìn sợi tơ hồng treo con dê bị ném trên mặt đất, môi cơ hồ nhấp thành một sợi chỉ, hắn khom lưng nhặt lên, thật cẩn thận dùng ngón tay phủi đi lớp bụi trên mặt dây, sau đó mới quay đầu lại cùng ta nói chuyện. Nhưng hắn mới vừa mở miệng nói hai chữ, ta liền thô bạo ngắt lời.
"Ngươi có cho hay không? Ngươi không cho, về sau cũng không cần đến dỗ ta cùng ngươi làm loại chuyện đó nữa." Ta vẫn là tức giận vô cùng, nhớ tới bản thân mình khi ở dưới thân hắn thì bộ dáng mơ hồ khó lòng chịu đựng nổi, còn có những lời người khác nói về ta nữa.
Bọn họ nói ta dâm đãng, nói ta bị người ta chơi đến mức chân run rẩy, đứng cũng không vững, nói ta là...... Dâm phụ.
"Loại chuyện này thật ghê tởm." Ta từ trong khớp hàm nhả ra từng chữ, "Ghê tởm muốn chết!"
Ánh mắt của Lâm Trọng Đàn có một chút chìm xuống, hắn tựa hồ cũng tức giận, người từ trước đến nay luôn ôn hòa như hắn vậy mà giờ đây căm tức nhìn ta, giống như hận không thể đánh ta ngay vậy.
Lúc này ta đã không còn biết sợ là gì, không nhận thua mà trừng mắt hắn giống như gà chọi đang nhìn đối thủ. Vào đêm sinh nhật hôm đó, chúng ta ôm nhau trong một khoang thuyền nhỏ hẹp, hắn kề sát vào người ta, nhẹ nhàng hôn lên cánh môi ta. Hôm nay, chúng ta giống như kẻ thù một mất một còn, hận không thể xé bỏ vẻ ngoài của đối phương, nhìn xem trái tim của người kia là như thế nào lớn lên.
Cuối cùng, là Lâm Trọng Đàn lui bước trước, nhưng ta cũng không cảm thấy mình thắng.
Hắn nói được thôi.
Hôm sau, ta từ trên giường tỉnh lại, nằm phát ngốc một lúc lâu, lập tức cất giọng hỏi Lương Cát giờ là mấy giờ. Lương Cát nghe được giọng của ta, từ bên ngoài đi vào nói, "Xuân thiếu gia, sao người dậy sớm vậy? Còn nửa canh giờ nữa mới đến lúc phải dậy."
Ta vội vàng xỏ giày vào, "Đêm qua ta còn chưa kịp chép phạt xong, giờ này chép thì sợ không kịp mất, Lương Cát, ngươi mau giúp ta mài mực đi."
Ta đi đến bên cạnh bàn sách, không khỏi sững sờ tại chỗ.
Lương Cát đi đến bên cạnh ta, nhìn thấy bản chép phạt hoàn chỉnh trên bàn, "Xuân thiếu gia, người ngủ đến hồ đồ mất rồi, không phải đã viết xong rồi sao? Chỉ là Xuân thiếu gia à, người sao chép nhiều thế?"
Trên bàn sách thật sự có một chồng giấy Tuyên Thành rất dày, ít nhất phải đến trăm trang, Lý điển học bắt ta sao chép năm mươi bài văn, hôm qua ta viết được cùng lắm hai mươi bài.
Chồng giấy đó so với chữ ta giống nhau như đúc, nếu không phải ta nhớ rõ ràng mình chưa viết xong thì chỉ sợ đều phải cho rằng đây là do chính ta viết.
Sau một lúc lâu chúng ta không nói chuyện, đêm qua ta cùng Lâm Trọng Đàn cãi nhau xong là ta liền nằm xuống ngủ luôn, hoàn toàn quên mất mình còn đang chép phạt.
Khi Lương Cát hầu hạ ta tắm gội, ta vẫn luôn thất thần, cho đến khi hắn tò mò hỏi ta, "Xuân thiếu gia, thứ trên cổ người là nhị thiếu gia đưa sao?"
Ta duỗi tay sờ soạng cổ, mới phát hiện ra sợi dây bị ta hung hăng ném đi đêm qua lại quay về trên cổ ta. Ta định gỡ nó xuống, nhưng đột nhiên nhớ tới hình ảnh Lâm Trọng Đàn lấy tay nhẹ nhàng phủ bụi trên mặt con dê.
Động tác trên tay ta biến thành nắm chặt, ta nắm con dê con kia trong lòng bàn tay, gật đầu.
Lương Cát biết đây là lễ vật Lâm Trọng Đàn tặng ta, trên mặt lộ ra vẻ cao hứng vô cùng. Hắn vẫn luôn như vậy, chỉ cần thấy ta và Lâm Trọng Đàn thân nhau hơn là hắn sẽ rất vui vẻ.
Lương Cát nói Lâm Trọng Đàn về sau khẳng định sẽ là một vị đại quan, ta và hắn có quan hệ tốt thì sau này sẽ không thiệt cho ta chút nào.
Ta còn từng bảo Lương Cát làm gì có chuyện dễ dàng như vậy, nhưng bất tri bất giác ta đã lâm vào đầm lầy rồi, nghĩ rằng ta và Lâm Trọng Đàn quan hệ tốt một chút thì có một số việc liền sẽ thay đổi.
Lý điển học quả nhiên không phát hiện ra người chép phạt không phải ta, hắn kiểm tra văn chương ta sao chép, xụ mặt lại giáo huấn ta vài câu, rồi cho ta trở về chỗ ngồi.
Mười mấy ngày sau có một kiện không nhỏ xảy ra —— Chuyện Lý điển học tự ý thu quà nhập học của tân sinh bị phát hiện.
Thái Học sau khi nghiêm túc tra xét, phát hiện việc này đã được Lý điển học làm từ lâu, thậm chí trong nhà hắn còn có không ít đồ cổ quý hiếm.
Việc này vừa truyền ra, học sinh ở Thái Học liền liên hợp gửi thư tố giác, nói Lý điển học là người có phẩm đức bại hoại, không xứng ở Thái Học truyền thụ học thức cho người khác.
Lý điển học phải rời khỏi Thái Học trong ê chề.
Mà ta và Lâm Trọng Đàn vẫn luôn khó chịu với nhau, thì lại có một sự kiện nữa phát sinh. Học sinh ở Thượng xá kết bạn đi chơi thu, có thiếu nữ rơi xuống nước, chỉ tên nói là Lâm Trọng Đàn đã cứu nàng.
Việc này lan truyền rất nhanh, đến cả đường đệ cũng biết được, đường đệ hỏi tam thẩm, "Mẫu thân, Đàn ca ca sẽ đính hôn sao?"
Tam thẩm còn chưa nói lời nào, tam thúc đã mở miệng trước.
"Nói bậy gì chứ, nhị đường ca của ngươi còn chưa thi đậu công danh, lấy gì mà đính hôn? Đều là mấy tin đồn nhảm nhí bên ngoài thôi, toàn lời nói vô căn cứ, ngày ấy có rất nhiều người đều thấy nhị đường ca của ngươi đến cả vạt áo cũng không dính tí nước nào."
Sau khi hai vị đường muội xuất giá, lời nói của tam thẩm có chút thẳng thắn hẳn ra, "Khẳng định là do Đàn Sinh quá ưu tú, khiến cho mấy tiểu cô nương đó động phàm tâm ấy mà, vậy mà còn dám nháo ra chuyện hồ đồ như vậy nữa, chắc đến khuê danh của chính mình cũng từ bỏ rồi."
Đường đệ tuổi còn chưa lớn lắm, ở bên cạnh nghe được sửng sốt không thôi. Tam thẩm nói xong thì lại quay đầu dặn dò ta, bảo ta ngàn vạn lần không cần đi cứu mấy cô nương rơi xuống nước làm gì, nếu thật sự không có biện pháp, không tìm được tùy tùng của cô nương đó thì cứ bảo Lương Cát đi cứu.
Ta xấu hổ gật đầu, nghĩ thầm nào có cô nương nhà ai sẽ mến mộ ta chứ, nếu các nàng làm như vậy, ta còn muốn cảm ơn là đằng khác.
Lâm Trọng Đàn dạo này càng thêm bận rộn, không chỉ có kỳ nghỉ tắm gội hắn không về phủ đệ của tam thúc, có đôi khi hắn còn không đến Thái Học. Sau mấy ngày không gặp được hắn, ta đem nộp bài từ hôm nọ hắn cho ta để làm bài khóa cho Hứa điển học xem.
Đến ngày thứ hai sau khi ta cho Hứa điển học xem bài từ, Lâm Trọng Đàn xuất hiện ở học túc của ta. Ta bất ngờ nhìn thấy hắn, không khỏi trố mắt nhìn. Hiện giờ đã bước vào cuối mùa thu, kinh thành cuối thu trời chuyển rét lạnh, hắn mặc một bộ áo choàng dày bằng lông cừu, cổ áo viền lông tơ cực hảo hạng, ôm lấy khuôn mặt trắng trẻo tuấn mỹ của hắn.
Hắn nhìn thấy ta và Hứa điển học đứng cạnh nhau, thần sắc không khỏi lãnh đạm đi rất nhiều.
Nhưng thật ra giữa chúng ta chỉ là giao dịch mà thôi.
Ta không muốn nhìn mặt Lâm Trọng Đàn nữa, dùng hết toàn bộ sức lực tránh khỏi người hắn, trong nháy mắt ta nghĩ tới việc rời khỏi nơi này để đi đến nơi yên tĩnh không ai biết, nhưng đây lại là phủ đệ của tam thúc, đêm khuya ta đi ra ngoài, chỉ sợ việc này sẽ truyền tới tai ông ấy.
Ta chẳng có nơi nào để đi nên đành trốn ở trên giường. Vì không muốn nhìn thấy Lâm Trọng Đàn nên ta buông màn xuống, ngăn cách ta và hắn hoàn toàn.
"Tiểu Địch." Thanh âm của Lâm Trọng Đàn ở gần đó vang lên, ta không thèm để ý mà chỉ gắt gao nhắm chặt mắt lại. Nhưng hắn đâu chịu buông tha ta, vậy mà còn dám xốc màn lên đến ngồi ở mép giường.
Thời gian cứ từng giây từng phút trôi qua, ta với hắn tiếp tục giằng co, không biết qua bao lâu, ta cảm giác được ở cổ đột nhiên lành lạnh.
Lâm Trọng Đàn đeo lên cổ ta thứ gì đó, hóa ra là hắn đeo cho ta vòng cổ làm từ tơ hồng, mặt dây là một con tiểu kim dương(dê con màu vàng kim). Con dê kia thân mập chân ngắn, nhìn rất đáng yêu.
Ta vốn cầm tinh con dê.
Ta nghĩ một lát, liền định tháo sợi dây tơ hồng này xuống, Lâm Trọng Đàn thấy thế bèn ấn tay ta lại, "Đây là vật được đại sư ở Thiên Phật tự ban cho, ngươi có giận ta cũng không cần gỡ nó xuống, được không? Đêm đã khuya, ngươi ngủ đi." Hắn nói rồi lại lấy ra một vật để xuống bên cạnh gối đầu của ta, sau đó liền đứng dậy như là chuẩn bị rời đi.
"Ngươi đứng lại." Ta gọi lại hắn, đồng thời cầm lấy vật bên gối lên.
Đây là một con dấu.
Ta từng thấy con dấu ngọc này ở trong ngăn kéo của Lâm Trọng Đàn rồi, lúc ấy ta còn cảm thấy càng nhìn nó càng thấy tinh xảo, ngắm nghía khá lâu. Lâm Trọng Đàn khi đó chú ý tới, hỏi ta có phải hay không thích nó, ta biết con dấu này so với con dấu Minh điển học đưa ta càng là quý hiếm hơn, làm sao mà không biết xấu hổ nói thích được chứ.
Ta hỏi Lâm Trọng Đàn, "Đây là quà sinh nhật sao?"
Lâm Trọng Đàn quay đầu lại, không biết vì sao, ta vậy mà cảm thấy dáng vẻ hắn lúc này yếu ớt vô cùng, có lẽ là ảo giác của ta.
Lâm Trọng Đàn đã bao giờ tỏ vẻ yếu ớt? Không phải hắn cái gì cũng làm được, vĩnh viễn luôn được người đời khen ngợi là Lâm Trọng Đàn tài hoa sao?
Hắn hơi hơi gật đầu, ta nhìn hắn một lát, đột nhiên duỗi tay chỉ về phía đồ vật hắn đặt ở trên bàn, "Đó là cái gì?"
Lâm Trọng Đàn theo ánh mắt của ta nhìn lại, ngây ra một lúc mới nói: "Là kính viễn vọng."
"Kính viễn vọng? Đó là thứ gì?"
Lâm Trọng Đàn lại trầm mặc một lát, mới đưa đồ vật lại đây cho ta xem.
Thứ này rất tinh xảo, cầm vào tay có cảm giác lạnh lẽo, bên ngoài có màu vàng đồng, mặt trên có hoa văn ngoằn nghoèo nhìn như mấy con nòng nọc, ta xem không hiểu lắm. Ta chưa thấy kính viễn vọng bao giờ, lúc cầm ở trong tay nhất thời không biết dùng như thế nào, vẫn là Lâm Trọng Đàn dạy ta, bảo ta đưa một mắt đến phía trước đầu ống nhòm của kính để nhìn. Hắn còn nói cho ta cách điều chỉnh một chỗ nào đó, từ đó có thể phóng to phóng nhỏ đồ vật đang nhìn.
Lúc đó ta mới hiểu vì sao lại gọi nó là kính viễn vọng, ta chỉ tùy ý chỉnh một chút, từng chấm đen hình chim nhỏ trên sơn cảnh của bức bình phong đều bị ta nhìn rất rõ ràng.
Ta cầm kính viễn vọng ở trong tay, sau một lúc lâu nói: "Ta muốn cái này làm quà sinh nhật, ngươi tặng nó cho ta đi."
Lâm Trọng Đàn nghe vậy lại cự tuyệt ta, "Cái này không được, Tiểu Địch, những cái khác ngươi muốn ta đều có thể tặng, nhưng cái này không thể cho ngươi, đây là...... Đồ Thái Tử ban thưởng."
"Ta muốn cái này!" Ta nhìn chằm chằm hắn.
Lâm Trọng Đàn nhíu mi mà nhìn ta, tựa như cảm thấy ta đang vô cớ gây rối. Mà đúng là như vậy thật, ta đã sớm biết đây là đồ Thái Tử ban thưởng cho hắn, trên hộp gấm đựng kính viễn vọng có ký tự của Đông Cung.
"Ngươi tặng nó cho ta, ta sẽ không giận ngươi nữa." Ta nắm chặt kính viễn vọng trong tay, nhưng Lâm Trọng Đàn vẫn lắc đầu, nói rằng tặng cho ta là không thể.
Ta cảm thấy mình đã mất mặt lắm rồi, bèn luống cuống mà nhét kính viễn vọng vào trong tay hắn, chật vật mà quay mặt đi.
"Tiểu Địch." Lâm Trọng Đàn lại gọi ta một tiếng.
Ta gắt gao cắn răng, nghĩ thầm hắn có gì đặc biệt hơn người chứ, chẳng qua là được Thái Tử ban thưởng một thứ đồ mới mẻ của phương Tây mà thôi. Về sau ta cũng có thể có mấy thứ này...... Không, ta không thể, trong mắt bọn họ ta cũng chỉ là một món đồ không hơn không kém mà thôi.
Càng nghĩ ta càng khổ sở, liền đem vòng cổ tơ hồng kéo xuống ném trên mặt đất, "Ta không cần ngươi tặng cái này, nếu ngươi không muốn ta giận nữa, thì cho ta bài từ* người viết mấy ngày trước đi."
* Từ: hay còn gọi là trường đoản cú, là một thể văn, có từ đời Đường, hưng thịnh thời nhà Tống, biến thể từ nhạc phủ xưa, câu dài ngắn không nhất định. "Chinh phụ ngâm khúc" của Đặng Trần Côn cũng là viết theo thể này
Lâm Trọng Đàn đúng là có viết một bài từ, ngoài ta ra thì chưa có ai từng đọc qua nó. Tuy ta thiên tư ngu dốt, nhưng liếc mắt một cái cũng nhìn ra được bài từ này một khi truyền ra sẽ được tán dương không ngớt, thậm chí có thể nổi danh thiên hạ.
Lâm Trọng Đàn nhìn sợi tơ hồng treo con dê bị ném trên mặt đất, môi cơ hồ nhấp thành một sợi chỉ, hắn khom lưng nhặt lên, thật cẩn thận dùng ngón tay phủi đi lớp bụi trên mặt dây, sau đó mới quay đầu lại cùng ta nói chuyện. Nhưng hắn mới vừa mở miệng nói hai chữ, ta liền thô bạo ngắt lời.
"Ngươi có cho hay không? Ngươi không cho, về sau cũng không cần đến dỗ ta cùng ngươi làm loại chuyện đó nữa." Ta vẫn là tức giận vô cùng, nhớ tới bản thân mình khi ở dưới thân hắn thì bộ dáng mơ hồ khó lòng chịu đựng nổi, còn có những lời người khác nói về ta nữa.
Bọn họ nói ta dâm đãng, nói ta bị người ta chơi đến mức chân run rẩy, đứng cũng không vững, nói ta là...... Dâm phụ.
"Loại chuyện này thật ghê tởm." Ta từ trong khớp hàm nhả ra từng chữ, "Ghê tởm muốn chết!"
Ánh mắt của Lâm Trọng Đàn có một chút chìm xuống, hắn tựa hồ cũng tức giận, người từ trước đến nay luôn ôn hòa như hắn vậy mà giờ đây căm tức nhìn ta, giống như hận không thể đánh ta ngay vậy.
Lúc này ta đã không còn biết sợ là gì, không nhận thua mà trừng mắt hắn giống như gà chọi đang nhìn đối thủ. Vào đêm sinh nhật hôm đó, chúng ta ôm nhau trong một khoang thuyền nhỏ hẹp, hắn kề sát vào người ta, nhẹ nhàng hôn lên cánh môi ta. Hôm nay, chúng ta giống như kẻ thù một mất một còn, hận không thể xé bỏ vẻ ngoài của đối phương, nhìn xem trái tim của người kia là như thế nào lớn lên.
Cuối cùng, là Lâm Trọng Đàn lui bước trước, nhưng ta cũng không cảm thấy mình thắng.
Hắn nói được thôi.
Hôm sau, ta từ trên giường tỉnh lại, nằm phát ngốc một lúc lâu, lập tức cất giọng hỏi Lương Cát giờ là mấy giờ. Lương Cát nghe được giọng của ta, từ bên ngoài đi vào nói, "Xuân thiếu gia, sao người dậy sớm vậy? Còn nửa canh giờ nữa mới đến lúc phải dậy."
Ta vội vàng xỏ giày vào, "Đêm qua ta còn chưa kịp chép phạt xong, giờ này chép thì sợ không kịp mất, Lương Cát, ngươi mau giúp ta mài mực đi."
Ta đi đến bên cạnh bàn sách, không khỏi sững sờ tại chỗ.
Lương Cát đi đến bên cạnh ta, nhìn thấy bản chép phạt hoàn chỉnh trên bàn, "Xuân thiếu gia, người ngủ đến hồ đồ mất rồi, không phải đã viết xong rồi sao? Chỉ là Xuân thiếu gia à, người sao chép nhiều thế?"
Trên bàn sách thật sự có một chồng giấy Tuyên Thành rất dày, ít nhất phải đến trăm trang, Lý điển học bắt ta sao chép năm mươi bài văn, hôm qua ta viết được cùng lắm hai mươi bài.
Chồng giấy đó so với chữ ta giống nhau như đúc, nếu không phải ta nhớ rõ ràng mình chưa viết xong thì chỉ sợ đều phải cho rằng đây là do chính ta viết.
Sau một lúc lâu chúng ta không nói chuyện, đêm qua ta cùng Lâm Trọng Đàn cãi nhau xong là ta liền nằm xuống ngủ luôn, hoàn toàn quên mất mình còn đang chép phạt.
Khi Lương Cát hầu hạ ta tắm gội, ta vẫn luôn thất thần, cho đến khi hắn tò mò hỏi ta, "Xuân thiếu gia, thứ trên cổ người là nhị thiếu gia đưa sao?"
Ta duỗi tay sờ soạng cổ, mới phát hiện ra sợi dây bị ta hung hăng ném đi đêm qua lại quay về trên cổ ta. Ta định gỡ nó xuống, nhưng đột nhiên nhớ tới hình ảnh Lâm Trọng Đàn lấy tay nhẹ nhàng phủ bụi trên mặt con dê.
Động tác trên tay ta biến thành nắm chặt, ta nắm con dê con kia trong lòng bàn tay, gật đầu.
Lương Cát biết đây là lễ vật Lâm Trọng Đàn tặng ta, trên mặt lộ ra vẻ cao hứng vô cùng. Hắn vẫn luôn như vậy, chỉ cần thấy ta và Lâm Trọng Đàn thân nhau hơn là hắn sẽ rất vui vẻ.
Lương Cát nói Lâm Trọng Đàn về sau khẳng định sẽ là một vị đại quan, ta và hắn có quan hệ tốt thì sau này sẽ không thiệt cho ta chút nào.
Ta còn từng bảo Lương Cát làm gì có chuyện dễ dàng như vậy, nhưng bất tri bất giác ta đã lâm vào đầm lầy rồi, nghĩ rằng ta và Lâm Trọng Đàn quan hệ tốt một chút thì có một số việc liền sẽ thay đổi.
Lý điển học quả nhiên không phát hiện ra người chép phạt không phải ta, hắn kiểm tra văn chương ta sao chép, xụ mặt lại giáo huấn ta vài câu, rồi cho ta trở về chỗ ngồi.
Mười mấy ngày sau có một kiện không nhỏ xảy ra —— Chuyện Lý điển học tự ý thu quà nhập học của tân sinh bị phát hiện.
Thái Học sau khi nghiêm túc tra xét, phát hiện việc này đã được Lý điển học làm từ lâu, thậm chí trong nhà hắn còn có không ít đồ cổ quý hiếm.
Việc này vừa truyền ra, học sinh ở Thái Học liền liên hợp gửi thư tố giác, nói Lý điển học là người có phẩm đức bại hoại, không xứng ở Thái Học truyền thụ học thức cho người khác.
Lý điển học phải rời khỏi Thái Học trong ê chề.
Mà ta và Lâm Trọng Đàn vẫn luôn khó chịu với nhau, thì lại có một sự kiện nữa phát sinh. Học sinh ở Thượng xá kết bạn đi chơi thu, có thiếu nữ rơi xuống nước, chỉ tên nói là Lâm Trọng Đàn đã cứu nàng.
Việc này lan truyền rất nhanh, đến cả đường đệ cũng biết được, đường đệ hỏi tam thẩm, "Mẫu thân, Đàn ca ca sẽ đính hôn sao?"
Tam thẩm còn chưa nói lời nào, tam thúc đã mở miệng trước.
"Nói bậy gì chứ, nhị đường ca của ngươi còn chưa thi đậu công danh, lấy gì mà đính hôn? Đều là mấy tin đồn nhảm nhí bên ngoài thôi, toàn lời nói vô căn cứ, ngày ấy có rất nhiều người đều thấy nhị đường ca của ngươi đến cả vạt áo cũng không dính tí nước nào."
Sau khi hai vị đường muội xuất giá, lời nói của tam thẩm có chút thẳng thắn hẳn ra, "Khẳng định là do Đàn Sinh quá ưu tú, khiến cho mấy tiểu cô nương đó động phàm tâm ấy mà, vậy mà còn dám nháo ra chuyện hồ đồ như vậy nữa, chắc đến khuê danh của chính mình cũng từ bỏ rồi."
Đường đệ tuổi còn chưa lớn lắm, ở bên cạnh nghe được sửng sốt không thôi. Tam thẩm nói xong thì lại quay đầu dặn dò ta, bảo ta ngàn vạn lần không cần đi cứu mấy cô nương rơi xuống nước làm gì, nếu thật sự không có biện pháp, không tìm được tùy tùng của cô nương đó thì cứ bảo Lương Cát đi cứu.
Ta xấu hổ gật đầu, nghĩ thầm nào có cô nương nhà ai sẽ mến mộ ta chứ, nếu các nàng làm như vậy, ta còn muốn cảm ơn là đằng khác.
Lâm Trọng Đàn dạo này càng thêm bận rộn, không chỉ có kỳ nghỉ tắm gội hắn không về phủ đệ của tam thúc, có đôi khi hắn còn không đến Thái Học. Sau mấy ngày không gặp được hắn, ta đem nộp bài từ hôm nọ hắn cho ta để làm bài khóa cho Hứa điển học xem.
Đến ngày thứ hai sau khi ta cho Hứa điển học xem bài từ, Lâm Trọng Đàn xuất hiện ở học túc của ta. Ta bất ngờ nhìn thấy hắn, không khỏi trố mắt nhìn. Hiện giờ đã bước vào cuối mùa thu, kinh thành cuối thu trời chuyển rét lạnh, hắn mặc một bộ áo choàng dày bằng lông cừu, cổ áo viền lông tơ cực hảo hạng, ôm lấy khuôn mặt trắng trẻo tuấn mỹ của hắn.
Hắn nhìn thấy ta và Hứa điển học đứng cạnh nhau, thần sắc không khỏi lãnh đạm đi rất nhiều.
/109
|