U Vương Quỷ Điện

Chương 2: Bước Đường Gió Bụi

/33


Riêng về Lâm Viết Hùng sau khi bất thần phóng ngựa chạy nhanh trong đêm ma, chàng như người mất trí. Chàng không biết đang đi đâu và để làm gì. Mãi cho đến lúc ma tan gió tạnh, bên rừng già tiếng gà rừng gáy vang, chàng mới gò cương lại nhớ đến em mình. Nhưng đã muộn !

Tính đến đây chàng đã vợt hàng trăm dặm đường, không còn hiểu nơi đâu nữa.

Chàng gò cương cho ngựa đi chầm chậm, nhìn núi non trùng điệp hiện ra trước mắt.

Đến lúc trời rựng sáng, xuyên qua màn sương đục thì chàng mới nhận ra đây là dãy núi Tiêu Hà Sơn và Thương Sơn, bất giác chàng nhủ thầm:

- Tuy võ lâm có lắm kỳ nhân dị sĩ ẩn dật nơi núi thẩm rừng sâu, nhưng trời đất bao la, biết đâu mà tìm?

Chàng chợt nhớ đến lời thân phụ chàng thường nói trước kia “ Tân Cương, Tây Tạng là những nơi có nhiều võ lâm cao thủ ẩn dật”. Hai nơi này cách Trung Nguyên xa tít, nếu chàng tới đó tìm sư môn thì không còn ai theo dõi tìm hiểu tung tích chàng nữa. Chàng quyết định:

- Ta nhất định tới đó tìm thầy luyện võ công.

Lâm Viết Hùng ra roi, Bạch mã hí lên một tiếng, cất cao vó phi nhanh về hướng Tây như tên bắn.

Theo cửa Bạch Quang lần qua Giang Tây, xuyên Hồ Nam, vợt Tri Xuyen, rồi từ Trí Xuyen thẳng đến Tân Cương xứ Tây Tạng. Đó là con đường duy nhất mà khách giang hồ thường đi qua.

Một ngày kia vào giờ ngọ, Lâm Viết Hùng đã đến giữa thành Lạc Bích, chàng ghé vào tử quán Nghinh Tân Lầu, một quán cơm nổi tiếng ở đất Tây Đô, địn dùng bửa rồi tiếp tục lên đường.

Nhưng sau khi gọi thức ăn, chàng đang nhìn bâng quơ ra cửa lầu thì chợt nghe có tiếng xì xào phía sau lưng.

Chàng lắng tai nghe ngóng.

Một giọng nói thanh thao của thiếu nữ:

- Sư huynh à ! Chúng ta đã bỏ thì giờ gần một tháng nay để đi tìm tông tích hung thủ, nhưng vẩn không tìm ra một dấu vết nào. Theo ý ngu muội thì hung thủ chắc là một tên ma đầu Hắc Đạo tàn nhẩn như lang sói, xảo quyệt như hồ ly nên mới có những hành động bí hiểm như vậy.

Một gã thanh niên lớn tuổi, cất giọng:

- Này sư muội ! Nhận xét của sư muội rất hợp lý. Tên ma đầu nầy thật là bí hiểm, hung bạo, tuy nhiên điều đó không đáng sợ.

- Tại sao ? Tại sao không đáng sợ khi hắn có những hành động giết người ghê gớm mà trong giới giang hồ võ lâm không tìm ra được dấu vết nào của hắn để diệt trừ?

- Tuy hung thủ có võ công siêu phàm, hành dộng suất quỉ nhập thần, song nhất nhân không thể địch vạn nhân. Hiện nay tên ma đầu ấy gieo tai vạ khắp giang hồ, các cao thủ võ lâm đều nuốt hận rữa thù thì sớm muộn cũng phải trừ được.

Giọng cô gái mĩa mai:

- Ngày nào diệt trừ được hắn thì cha biết mà hiện tại cứ mỗi ngày trong giang hồ lại có them những cao thủ ngã gục trước hành động thâm hiểm của hắn… Thanh niên ngắt lời:

- Như thế sư muội không tin ở lòng quyết tâm của các môn phái sao ? Dù hung thủ có tài cao như núi, sức mạnh như biển, hắn vẫn là bọn tà đạo. Chính đạo bao giờ cũng thắng.

Lại có thêm một giọng thiếu niên xen vào:

- Thôi sư huynh, sư tỹ đừng tranh luận làm gì. Theo ý ngu đệ thì khi cha vén đưộc tấm màn bí mật kia mọi sự ức đoán đều không phải là sự thật. Đã chắc gì hung thủ là một tên ma đầu tà đạo ?

Lâm Viết Hùng nghe tới đây động tánh tò mò. Chàng không ngườ hiện nay trong giang hồ cũng đang sôi nổi vì những vụ sát kiếp và nuôi ý chí phục thù.

Chàng quay lại dò xét thì thấy nơi chiếc bàn rợu cách chàng không xa lắm, có ba người đang quây quần say saa trong câu chuyện gồm có hai thanh niên và một thiếu nữ.

Một gã trạc độ tuổi hai m ơi, một gã trạc độ tuổi mời lăm, cả hai diện mạo khôi ngô, đầu chít khăn tiêu diêu, mình khoác y phục nho sinh màu bích lục, mày kiếm, mắt thanh, dáng điệu rất uy nghị Còn thiếu nữ trạc độ mời bảy, mình khoác áo màu xanh đậm, mày liểu má đào, đôi mắt trong xanh như hồ thu, tóc huyền, vóc ngọc, sắc điệu tựa hằng nga.

Lâm Viết Hùng tuy cha là một võ lâm hành hiệp, song chàng xuất thân từ trong nhà võ, lại là con của một vị võ lâm đại hiệp, nên chỉ thoáng nhìn qua chàng đã phân biệt được chánh tà. Theo tướng mạo của ba người này, chàng đoán biết họ không phải là môn đồ của tà phái ngoại đạo.

Chàng lại nghe gã thiếu niên nhỏ tuổi nói tiếp:

- Có rất nhiều cao thủ võ lâm lần hồi bị giết một cách khủng khiếp. Theo tiểu đệ, những trận huyết sát này cha chắc đã là cùng hung thủ, bởi không ai thấy tường tận các cuộc thảm sát ấy.

Gã thanh niên lớn tuổi cãi lại:

- Đành rằng những hành động dã man điên loạn ấy cha ai cả quyết ra sao cả. Tuy nhiên các hành động sát nhân đều giống nhau, cũng giết người, cũng thiêu rụi nhà cửa không chừa lại một con gà, con chó. Vì vậy ta mới nghĩ rằng hung thủ là một ác ma, có một tổ chức to lớn, hoặc giả ác ma có trong mình một tuyệt học công phu, có thể nhập thần nhập thánh.

Thiếu nữ xen vào:

- Đúng vậy ! Nếu không làm gì hắn có thể lộng hành một cách tàn bạo, đầy máu tanh và giữ được hành tung bí mật trước con mắt của hàng ngàn cao thủ được.

Thiếu niên nhỏ tuổi nhìn thiếu nữ nheo mắt hỏi:

- Sư tỹ ! Hãy tưởng tượng xem, nếu là một ác ma, võ công và thế lực kỳ bí như vậy có đáng sợ không? Ai lại không khiếp đảm trước những hành vi tàn nhẫn của hắn chứ?

Thiếu nữ không trả lời, nhìn thanh niên lớn tuổi hỏi:

- Sư huynh ! Theo nhận xét của sư huynh thì nếu hung thủ là một ác ma có võ học thần thông như vậy chắc gì tiêu trừ được.

Thanh niên lớn tuổi khẻ lắc đầu, giảng giải:

- Cha hẳn như thế ! Sư muội nên biết võ học bao la, dù có ai vô địch thiên hạ cũng chỉ được một thời mà thôi. Mỗi người chuyên một môn sở trường, đến khi môn sở trường ấy không còn đủ hiệu năng chống chế với các môn võ học khác thì trở nên vô dụng. Ví dụ như Lục Như Cư Sĩ được nổi tiếng vô địch võ lâm là nhờ ở môn tuyệt kiếm Lục Nh.

Về sau các cao thủ luyện được nhiều môn tuyệt học võ công khác thì tên tuổi Lục Như Cư Sĩ trở nên lu mờ, vì Lục Như Kiếm Pháp không còn chống chỏi nổi với những môn kiếm thuật đương thời.

Thiếu niên trẻ tuổi xen vào:

- Nhưng Lục Như Cư Sĩ lúc đó so với ân sư chúng ta thì nghe thuật kiếm pháp nhthế nào ?

Thanh niên lớn tuổi đổi giọng nghiêm trang nói:

- Rất tiếc ta cha từng thấy kiếm thuật của Luc Nh, chỉ được nghe ân sư nói lại mà thôi. Theo lời của ân sư thì chỉ ngại nội lực và khinh công của Lục Như Cư Sĩ không rõ thâm hậu ra sao, còn như kiếm pháp thì….

Nói đến đây thanh niên lớn tuổi im bặt làm cho hai người kia động tánh tò mò, hỏi vội:

- Tai sao ?

Gã thanh niên lớn tuổi nói tiếp:

- Luận về kiếm thuật thì kiếm thuật bổn môn rất cao diệu, kỳ tuyệt võ lâm, song tiếc rằng pho kiếm của bổn môn bị thất lạc mấy trăm năm về trước, đến nay cha thâu hồi lại được.

Cũng vì thất lạc tám chiêu tuyệt đại tinh hoa, nên sư môn chúng ta không phát huy được toàn bộ kiếm thuật. Nếu không, Lục Như kiếm pháp đau có nghĩa gì.

Thiếu nữ xen vào:

- Sư huynh ! Hãy tạm gác võ công. Chúng ta nên luận về tình thế hiện tại. Tiểu muội nghe rất nhiều người trong Hắc Bạch giang hồ đồn đãi rằng thủ phạm các vụ huyết án đương thời chính là quỉ tháp ma đầu. Sư huynh nghỉ sao về lời đồn này ?

Gã thanh niên lớn tuổi lắc đầu:

- Ta không tin như vậy !

Thiếu nữ đôi mắt sáng quắc, nhìn thanh niên hỏi lại:

- Không tin?

- Không.

- Như vậy sư huynh bảo là ngoài quỉ tháp chủ nhân còn có cao thủ ma đầu khác sao ?

- Có thể như vậy.

Thiếu nữ mỉm môi:

- Ôi ! Làm gì có nhiều cao thủ tuyệt thế võ lâm như vậy. Muội tưởng trong đời này chi có quỉ tháp chủ nhân là đáng mặt hung thủ thôi.

Thanh niên nhỏ tuổi xen vào:

- Vậy thì sư tỹ chỉ tin có quỉ tháp chủ nhân mà thôi à?

- Đúng vậy.

- A ! Chắc sư tỹ đã nhìn thấy hắn hành động rồi chứ gì?

Vừa nói thanh niên vừa nheo một mắt tỏ cử chỉ trêu chọc. Thiếu nữ bực tức giảng giải:

- Đã năm m ơi nă qua Quỉ Tháp Chủ Nhân khét tiếng lừng danh trong giang hồ không một ai không nghe danh, tuy không ai hiểu rõ lão ma ấy thuộc về môn phái nào, lai lịch ra sao ? Nhưng cứ theo hành động giết người đã vang động trong giang hồ từ mấy m ơi năm qua còn lạ gì mà không nhận thấy. Ngoài lão ma đầu ấy thử hỏi có một ai đủ sức gây sóng gió trong giang hồ nữa. Hàng trăm vụ huyết án xãy ra cùng một lúc không phải là chuyện tầm thường ai cũng có thể làm được.

Nói tới đây nàng quay sang nhìn gã thanh niên lớn tuổi hỏi:

- Sư huynh ! Lời nhận xét của ngu muội đúng hay sai ?

Gã thanh niên lớn tuổi cha kịp đáp thì chàng thanh niên nhỏ tuổi cười lớn, cớp lời:

- Phải phải ! Sư tỷ nói rất phải ! Trên giang hồ trừ lão chủ tháp ma đầu thì khó có một ai có được hành động kinh khủng như vậy. Tiểu đệ cũng tin như sư tỷ.

Gã thanh niên lớn tuổi mỉm cười, xen vào:

- Sư muội nhận xét chỉ đúng một phần nào về lời đồn đãi trên giang hồ mà thôi.

Thiếu nữ nói:

- Dĩ nhiên lời đồn đãi phải có một giá trị vì nó là nhận xét chung của nhiều người.

Thanh niên lắc đầu:

- Lời đồn đãi giang hồ chỉ là sự hoài nghi, sự ức đoán làm xôn xao dư luận mà thôi. Thiên hạ đôi khi chuyện ít nói nhiều, làm sai lạc và cách xa sự thật.

Thiếu nữ tỏ vẽ không hài lòng, nói giọng hằn học:

- Bao giờ sư huynh cũng không nhìn nhận Quỉ Tháp Chủ Nhân là hung thủ. Vậy sư huynh bảo hung thủ là ai mới được chứ?

Như muốn làm hài lòng thiếu nữ, gã thanh niên nói xuôi:

- Đành rằng ngu huynh không tin “ thiên hạ hung thủ” là Quỉ Tháp Chủ Nhân, song ngu huynh thừa nhận lão ma đầu đó cũng là tay bạo ngược, háo sát, có một võ công xuất thần bạt chúng.

Thiếu nữ nhoẽn miệng cười, nói khỉnh:

- Từ đây đến Hoa Phong Sơn không bao xa, thuận đường chúng ta thử đến một phen xem hưthiệt ra sao cho biết.

Gã thiếu niên nghe nói vỗ tay đôm đốp reo lên, làm chấn động cả tửu quán:

- Sư tỷ nói phải lắm ! Đời hành hiệp giang hồ còn gì thú vị hơn đến khám phá những nơi kỳ bí đó.

Gã thanh niên cau mày, khoa? tay nói:

- Im đi ! Hai sư đệ ăn nói táo bạo, không hiểu gì cả. Tòa Quỉ Tháp xây trên đỉnh Hoa Phong cao vòi vọi. Năm m ơi năm về trước vì muốn khám phá những kỳ bí bên trong, các cao thủ võ lâm cùng nhau đến đó, nhưng ai nấy đều phải phơi xương trước sân. Mọi người có đi mà không có về. Ngoại trừ bốn vị sư tổ của bốn đại môn phái:

Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga My và su tổ của sư môn chúng ta được an nhiên trở về, nhưng bốn vị ấy khi về đến nơi phải lập tức thoái vị giao quyền cho kẻ khác để đi ẩn cư, lánh mặt. Từ đó đến nay, ngọn tháp vẫn ngang nhiên huyền bí, không một ai dám có ý định mạo hiểm nữa. Nơi đó trở thành cấm địa, một địa ngục trần gian.

Thiếu nữ đôi mắt đăm chieu tỏ vẽ ngườ vực, hỏi:

- Nếu đúng như lời sư huynh đã nói thì tại sao hiện nay vẫn có các cao thủ võ lâm thỉng thoãng lần mò vào Quỉ Tháp?

Thanh niên cười nhạt nói:

- Nhưng họ vẫn là con thiêu thân, góp vào đấy những bộ xương khô đã chồng chất như núi, nào có ai trở về, hoặc khám phá ra điều gì bí ẩn đâu.

- Tại sao có kẻ đến mà chúng ta lại sợ? Theo tôi nghỉ, dù có chết cũng biết được những gì xãy ra trước khi chết chứ.

Thanh niên cau mày:

- Chính vì mọi người có tánh tò mò như sư muội mà bị bỏ thây. Vả lại, hiện nay cũng còn có kẻ tự cao, tự phụ muốn thu đoạt một kết quả.

Thiếu nữ hỏi dồn :

- Kết quả gì vậy ?

Gã thanh niên đưa mắt quan sát các thực khách xung quanh và thấy không ai có vẻ là giang hồ hiệp khách nên vui lòng nói tiếp :

- Ta nghe nói bên trong ngôi Quỉ Tháp đó có cất dấu pho “Võ Lâm Kỳ Trân” một báu vật giang hồ. Ai may mắn đoạt được có thể tập luyện trở nên đệ nhất thiên hạ.

Chàng thiếu niên chẩu miệng vào hỏi :

- Thật thế sao ?

Thiếu nữ nghe nói đôi mắt lay láy :

- Ồ ! Hèn chi !

Gã thanh niên trang trọng nói :

- Đó là lời đồn đãi, còn việc có thực hay không nào ai rõ được.

Xưa nay có ai vào được Quỉ Tháp đâu. Trong thiên hạ chỉ có một người duy nhất biết được điều đó mà thôi.

Thiếu nữ hỏi nhanh :

- Ai vậy ?

- Quỉ Tháp Chủ Nhân.

Thiếu nữ xì một tiếng :

- Sư huynh khéo nói đùa. Lão ma đầu ấy là chủ nhân Quỉ Tháp còn nói làm gì nữa.

Chàng thiếu niên xen vào :

- Như vậy là cau chuyện vẫn còn là một huyền thoại hay sao ?

Gã thanh niên lại gật đầu :

- Phải rồi ! Những gì chúng ta biết đều là những lời đồn đãi, chân giã không làm sao đoán được, tỉ như gió lọt vào nhà trống, chẳng nên tin tưởng làm gì.

Thiếu nữ cau mày hỏi lại :

- Bổn chưởng môn sư tổ và ba vị sư tổ của Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga My không đủ sức hợp công vào trong Quỉ Tháp sao ?

Thanh niên lắc đầu :

- Đã không vào được, mà còn phải sợ hãi đến nổi thoái vị đi ẩn cư lánh mặt nữa.

Lâm Viết Hùng nghe đến đây như hiểu được phần nào những việc vừa qua diễn biến trong giang hồ, chàng nhủ thầm :

- à ! Chủ Nhân Quỉ Tháp là một cao thủ võ lâm vô địch, lại có Võ Lâm Kỳ Trân.

Như vậy ta sẽ bái Chủ Nhân Quỉ Tháp làm sư phụ và luyện tập môn Võ Lâm Kỳ Trân, sau này chẳng những rửa được gia thù mà còn có thể xuôi ngược giang hồ hành hiệp, bênh vực kẻ hiền lành, trừ bỏ kẻ hung bạo.

Nghỉ như thế, chàng ăn vội cho xong bữa cơm, gọi chủ quán tính tiền, rồi ra khỏi tửu điếm giục ngựa khỏi tây thành Lạc Bình thẳng về hướng Phần Dương.

Chỉ trong hai ngày, chàng đã đi khỏi huyện Phần Dương, đến bờ hồ, toan mớn thuyền sang sông.

Giữa lúc đó, đột nhiên chàng nghe tiếng vó câu rồn rập từ xa vọng lại, tiếp theo có đôi tuấn mã chở trên lưng hai người, một trai một gái phi nhanh về phía bờ hồ với tốc độ như tên bắn.

Loáng mắt đôi tuấn mã chỉ còn cách bờ hồ hai trượng.

Nhưng lạ thay, vó ngựa đến bờ hồ mà tốc độ không hãm lại, với cái đà nhanh như vậy, thế nào đôi thiếu niên nam nữ kia cũng phải lọt dưới hồ không thể dừng kịp.

Lâm Viết Hùng trông thấy kinh hãi, hét lên :

- ấy chết !

Tiếng nói cha dứt, người chàng đã phản ứng rất nhanh, chẳng kể sự nguy hiểm, chàng đứng giang tay ra cản trước đầu ngựa. Thật là một hành động rất nguy hiểm. Bởi vì nếu hai người kia không hãm kịp cương ngựa thì đôi tuấn mã sẽ đâm vào người chàng văng xuống nước ngay, dẫu không tan xác cũng không thể nào sống nổi.

Trong lúc nguy hiểm như vậy bỗng nghe có tiếng từ trên lưng ngựa hét lanh lãnh :

- Ui chao ! Ngươi muốn tự tử hay sao ?

Tiếng nói dứt, một luồng gió nhẹ đánh tạt vào người Lâm Viết Hùng khiến đôi chân chàng bị bốc lên khỏi mặt đất, và ném văng chàng bên tả ngoài bảy trượng.

Toàn thân chàn run lên như muốn chực ngã.

Cũng lúc đó, đôi tuấn mã hé mồm hí lên vang trời, bốn vó chồm cao, như bị một sức kềm hãm phi thường của người cỡi.

Rồi giọng nói lanh lãnh vang lên :

- A ! Té ra là ngươi !

Lâm Viết Hùng vội trấn tỉnh lại nhìn thì hai người này không phải gì xa lạ. Chính là những thực khách mà chàng vừa gặp họ nơi tửu quán trong thành Lạc Bình. Họ đã cho chàng nghe câu chuyện huyền bí của Quỉ Tháp.

Thiếu nữ với giọng thánh thót như oanh vàng, thét bảo :

- Sưao ngươi điên rồ thế. Ta không kịp ra tay có phải ngươi đã mất mạng rồi chăng?

Lâm Viết Hùng trố mắt nhình thiếu nữ kinh ngạc, hỏi :

- Tiểu sinh đã làm gì mà cô nương gọi là điên rồ ?

Thiếu nữ nở nụ cười duyên, đưa ánh mắt trong xanh nhìn từ đầu đến chân Lâm Viết Hùng, rồi nói với giọng ngọt ngào :

- Ngươi không biết chút gì về võ học sao ?

Lâm Viết Hùng lắc đầu :

- Tại hạ chỉ là một nho sinh.

Thiếu nữ cười lớn :

- Hèn chi ngươi không hiểu hành động nguy hiểm của ngươi khi làm cái việc mà con nhà võ không thể làm được.

Lâm Viết Hùng nghe thiếu nữ mỉa mai, lòng tự ái nổi lên, chàng cất giọng nói :

- Tại hạ tuy là một nho sinh song không phải loại nho sinh trói gà không chặc.

Thiếu nữ nhướng đôi mày liễu, hé đôi hàm răng trắng mọng :

- Vậy thì các hạ là kẻ có đủ sức mạnh nâng vạc cử sư chăng?

- Không phải thế ! Tiểu sinh chỉ có một sức mạnh về ý chí, sức mạnh đó sẽ thắng tất cả.

Thiếu nữ cười lớn hỏi :

- Vậy các hạ có hiểu vừa rồi các hạ đứng cản đầu ngựa của tôi hậu quả sẽ ra sao không?

- Không.

Lâm Viết Hùng chỉ buông thỏng một câu rồi lắc đầu nói tiếp :

- Tiểu sinh thấy ngựa cô nương chạy quá nhanh sợ e quá trớn rơi ầm xuống nước mất mạng, nên phản ứng nhất thời đâu có đủ thời giờ để suy đoán hậu quả ra sao ?

Thiếu nữ cười, giọng trong êm, ngọt ngào nói :

- Ví như chúng tôi không đủ sức kềm hãm cương ngựa, hoặc giã không thạo võ công, không dùng một chưởng nhẹ đẩy các hạ ra xa, thì chẳng những các hạ không cản được đôi tuấn mã mà bây giờ các hạ đã bị nát thây dưới chân ngựa, hoặc rơi xuống dưới nước rồi.

Nói đến đây, thiếu nữ dừng lại một lúc, hỏi :

- Các hạ thử xét lại lời nói của ta có đúng hay không và hành động của các hạ có gọi là điên rồ hay không?

Lâm Viết Hùng đứng nghe thiếu nữ nói một hồi cảm thấy lý luận của nàng thật chính xác. Bây giờ chàng mới tự nhận là mình đã hành động điên rồ. Nếu không nhờ thiếu nữ dùng chưởng phong đẩy chàng ra xa thì không rõ sinh mạng chàng sẽ ra sao… Chàng đang trầm tư mặt tưởng bỗng nghe có tiếng của gã thiếu niên đồng hành với nàng bước tới trước cười khúc khích nói :

- Thật là một gã nho sinh ngốc nghếch, song lại có tánh kiêu ngạo hơn người.

Giọng nói khôi hài, đầy vẽ khinh bạc làm cho Lâm Viết Hùng khó chịu vô cùng.

Đôi mắt chàng nẩy lửa. Chàng cất giọng trầm hùng :

- Tôn giá nên nhẹ lời chứ !

Thiếu niên phá lên cười ha hả :

- Chẳng nhẹ lời thì sao ? Với tài nghệ một gã nho sinh ngốc nghếch như vậy thì làm gì được tiểu gia này.

Thiếu nữ thấy giọng nói của thiếu niên gay gắt, vội nạt lớn :

- Sư đệ ! Hãy câm mồm !

Gã thiếu niên bi mắng tức giận nheo mắt nhìn thiếu nữ nói bằng giọng khôi hài :

- Sư tủ ! Có gì mà sư tỷ nổi giận với tiểu đệ.

Thiếu nữ nghiêm sắc mặt, giọng lạnh lùng :

- Sư đệ đừng hồ đồ, không biết gì lể phép cả hay sao ?

Thiếu niên cũng không nhịn, cười lớn :

- Phải lễ phép với hắn à ? Sư tỷ chua từng trải qua việc đời nên thấy diện mạo của bọn nho sinh tưởng đâu chúng là kẻ cao sang danh dự, thực ra chúng chỉ là những bọn mài viết uống mực, suốt đời nằm trong xó nhà, không hiểu trời cao đất rộng là gì.

Những kẻ như vậy cần gì phải giữ lễ.

Thiếu nữ đỏ mặt, toan mắng chàng thiếu niên bướng bỉnh đó, nhưng nàng cha kịp mở lời thì Lâm Viết Hùng đã bước tới trước mặt hắn, trợn mắt nhìn với giọng giận dữ :

- Tiểu sinh xin hẹn với tôn gia, ngày sau sẽ gặp lại và sẽ thay mặt bọn nho sinh để vấn tội tôn gia về việc nhục mạ hôm nay.

Thiếu niên nhìn Lâm Viết Hùng một mắt, cười hi hi, và nói :

- Sưao lại không thực hiện ý định đó hôm nay mà phải hẹn đến ngày sau ?

Lâm Viết Hùng nghiêm giọng đáp :

- Vì hôm nay tiểu sinh cha tập luyện võ công.

Gã thiếu niên ưởng ngực về đằng trước, hai tay chống vào hông ra vẽ trêu tức, hỏi:

- Bao giờ các hạ tập luyện võ công ?

Lâm Viết Hùng đáp :

- Lâu lắm là bốn năm, mau là hai năm, chừng đó tiểu sinh nguyện rửa nhục này.

Gã thiếu niên khoác tay chận lời, rồi cười lớn nói :

- Đừng nói bốn năm hoặc hai năm, dầu cho mời năm, hoặc hai m ơi năm, tiểu gia vẫn sẳn sàng chờ đợi các hạ rửa hận.

Lâm Viết Hùng mỉm cười, đáp :

- Xin tôn gia nhớ lời, tiểu sinh giả biệt.

Nói xong, Lâm Viết Hùng chạy đến bên con ngựa bạch, đưa tay nắm yên cương, leo lên lưng ngựa.

Bỗng thiếu nữ gọi giật lại :

- Hãy khoang ! Xin các hạ chờ ta hỏi vài lời.

Câu nói chua dứt đã thấy thiếu nữ phóng mình tớt chận trước đầu ngựa nhanh nhvệt khói.

Lâm Viết Hùng cau mày hỏi lại :

- Cô nương có điều gì chỉ giáo ?

Thiếu nữ nhìn chàng qua khoé mắt đầy lu luyến, và hỏi :

- Các hạ muốn tìm học võ công ?

- Phải ! Điều đó tiểu sinh đã nói nhiều lần.

- Ta sẽ giới thiệu cho các hạ một vị danh s.

Các hạ bằng lòng chứ ?

- Đa tạ lòng tốt của cô nương.

- Các hạ cha tìm được vị danh sư nào chứ?

- Cha !

Thiếu nữ đôi mắt long lanh, nói với giọng ngọt ngào :

- Hình như các hạ giận ta phải chăng ?

Lâm Viết Hùng lắc đầu đáp :

- Cô nương đâu có làm gì mà tiểu sinh nầy giận !

- Thế thì ta trân trọng giới thiệu cho các hạ vị danh sư với võ công quán tuyệt, nội ngoại khinh công đều đạt đến mức thượng thừa, võ thuật thuộc vào hàng danh môn chánh phái.

Lâm Viết Hùng ngắt lời :

- Xin cô nương cho biết đó là vị võ lâm tiền bối nào ?

- Vị này được giang hồ gọi là Thiết Bối Thương Long, tức Vạn Triệu Phi lão tiền bối đó.

Lâm Viết Hùng do dự hỏi lại :

- Luận về võ công chẳng hay Vạn lão tiền bối so với Nhạn Đảng Sư ẩn Triệu lão tiền bối thì thế nào ?

Thiếu nữ tỏ vẽ nghỉ ngợi, rồi nói :

- Không cao không thấp bao nhiêu.

Lâm Viết Hùng nói :

- Thế thì tiểu sinh có học được toàn bộ chân truyền của Vạn lão tiền bối cũng vô dụng.

Thiếu nữ tỏ vẽ kinh dị, hỏi :

- Tại sao thế ?

Lâm Viết Hùng thở ra một hơi dài, khẽ đáp :

- Xin cô nương đừng tìm hiểu, thời gian sau cô nương sẽ biết nếu tiểu sinh có duyên may gặp lại.

Thiếu nữ cúi đầu ngẫm nghỉ một lúc rồi đưa mắt nhìn Lâm Viết Hùng hỏi :

- Chúng ta có thể cho nhau biết tên họ chăng?

Lâm Viết Hùng đáp :

- Điều đó chẳng quan hệ gì. Tiện sinh là Lâm Viết Hùng cò cô nương quí danh là gì?

Thiếu nữ ấp úng :

- Ta tên… Chờ…Xuân Chờ !

- Tên là Xuân Chờ ?

- Đây là tên mà cũng là biệt hiệu của sư môn, các hạ cứ gọi ta như thế là đủ, ngày sau có dịp các hạ sẽ còn hiểu ta nhiều hơn.

- Đa tạ lòng tốt của Xuân Chờ cô nương !

- Các hạ thấy tên ta như thế có lạ lùng lắm không?

- Tiểu sinh cha quen gọi tên ấy.

Thiếu nữ mỉm cười :

- Nhưng rồi sẽ quen ! Cả sư môn và giang hồ đều gọi ta cái tên ấy.

Lâm Viết Hùng nhếch môi cười nụ :

- Tiểu sinh hy vọng danh hiệu cô nương sẽ làm cho giang hồ trọng vọng trên con đường hành hiệp.

Ngừng một lúc, Lâm Viết Hùng nói :

- Còn gã thiếu niên nhỏ tuổi đi với cô nương là ai vậy ?

Xuân Chờ chỉ tay vào gã thiếu niên, đáp :

- Hắn là sư đệ của ta, cùng thụ giáo một sư môn. Nhưng vì hắn nhỏ tuổi nên tánh nết lắc khắc không biết kiêng nể ai, xin các hạ bỏ qua những cử chỉ không hoà nhã của hắn lúc nãy.

- Cô nương có thể cho tiểu sinh biết danh hiệu của hắn không?

- Hắn tên Mạnh Cứng !

- Mạnh Cứng?

- Phải, đó cũng là danh hiệu sư môn.

Lâm Viết Hùng ngẫm nghỉ không rõ những người này là đồ đệ của môn phái nào mà có những danh hiệu khác thường như vậy.

Chàng hỏi :

- Cô nương thuộc môn phái nào ?

- Điều đó ta không được phép tiết lộ.

Lâm Viết Hùng và cô gái Xuân Chờ vừa trò chuyện đến đây thì gã thiếu niên Mạnh Cứng đã bắn mình nhảy vọt tới đứng trước mặt hai người, nheo mắt nhìn Xuân Chờ cười hì hì, nói :

- Sư tỷ nói chuyện gì với hắn lâu thế?

Lâm Viết Hùng cha nguôi giận đối với gã thiếu niên xấc xược này. Chàng quay sang phía khác, trong lúc đó Xuân Chờ nhìn thẳng vào Mạnh Cứng nạt lớn :

- Mạnh Cứng ! Mi dám vô lễ với ta sao ?

Mạnh Cứng xoa hai bàn tay vào nhau, nói giọng khủng khỉnh có vẽ sợ Xuân Chờ :

- Đâu có ! Ngu đệ đâu dám vô lễ với sư tỷ, chỉ vô lễ với gã nho sinh này thôi. Tại sao sư tỷ lại cấm ngu đệ không được vô lễ với hắn chứ?

Lâm Viết Hùng lợi dụng thừa lúc hai người cãi vã nhau, nhảy phóc lên lưng ngựa, quay nhìn Xuân Chờ nói lớn :

- Xin giã biệt.

Ngọn roi da quất mạnh vào mông ngựa, con bạch mã chồm bốn vó phóng tới. Chỉ loáng mắt, Lâm Viết Hùng đã mất dạng về phía hồ Phần Dương.

Xuân Chờ đúng lặng thinh, nhìn theo bóng ngựa của Lâm Viết Hùng mà lòng lâng lâng một cảm giác kỳ lạ. Một cảm giác mà từ lúc mới lọt lòng cho đến nay nàng cha hề biết đến. Tại sao ? Chính nàng cũng không hiểu tại sao. Sự thay đổi đó khiến g ương mặt nàng gợn lên những nét u buồn và hân hoan pha trộn. Phải ! Nàng đã triều mến những cử chỉ trang nhã đầy cương nghị của gã nho sinh, người trai đầu tiên đã gieo vào lòng nàng một cảm tình sâu đậm.

Mạnh Cứng thấy sư tỷ mình đứng nhìn theo bóng ngựa của chàng nho sinh đến thẩn thờ nên tỏ ý không bằng lòng nói lớn :

- Kìa sư tỷ ! Làm gì mà mặt mày phờ phạt như vậy ? Sư tỷ mơ bóng bạch mã hay mơ người cỡi ngựa bạch?

Xuân Chờ hai má đỏ bừng, đập mạnh vào vai Mạnh Cứng một cái “đốp” làm cho Mạnh Cứng phải ẹo mình xuống.

Nàng mắng :

- Từ nay ta cấm sư đệ không được nói đùa như thế.

Mạnh Cứng đưa tay thoa vai, le lỡi thật dài, trợn đôi mắt trắng toạt nhìn Xuân Chờ nói:

- Tại sao sư tỷ bảo là tiểu đệ nói đùa khi mà tiểu đệ nói lên sự thật?

- Nhưng ta không muốn sư đệ nói như vậy.

Mạnh Cứng hừ một tiếng :

- Chỉ có trời mới hiểu được lời nói của sư tỷ mà thôi.

Xuân Chờ nói lảng sang chuyện khác :

- Thôi ! Chúng ta đi tìm thuyền để sang hồ cho sớm.

Dứt lời, nàng từ từ bước về phía bờ hồ.

Giữa lúc đó, từ xa có tiếng vó ngựa vọng đến thật nhanh.

Mạnh Cứng quay đầu lại nhìn rồi nói to :

- Ồ ! Sao người mộng của sư tỷ còn trở lại đây làm gì nhỉ ?

Xuân Chờ đang giận dữ, nghe thiếu niên nói bỗng đôi mắt sáng rực lên, hỏi nhanh:

- Thật thế sao ?

Mạnh Cứng vỗ tay đôm đốp, reo lên :

- Không phải ! Tiểu đệ nhìn lầm ! Bóng ngựa của sư huynh.

Thật vậy, người sắp đến chính là vị sư huynh, người cùng ăn với Xuân Chờ và Mạnh Cứng trong tửu điếm.

Mạnh Cứng gạt Xuân Chờ làm nàng thẹn đỏ mặt. Nàng bước đến toan dùng chưởng đánh hắn, nhưng gã thiếu niên la lên :

- Sư tỷ ! tiểu đệ có tội gì mà sư tỷ đối xử như vậy ?

- Ngươi đã đùa gạt ta !

- Nếu sư tỷ thật tình không mơ bóng chàng nho sinh ấy thì làm gì phải thẹn thùng như vậy.

Thiếu nữ trừng mắt :

- Đồ quỉ con !

Vừa nói nàng toan đưa tay ký vào đầu Mạnh Cứng. Hắn vội nói :

- Tiểu đệ sẽ mách lại việc này với sư huynh.

Xuân Chờ khoa? tay :

- Nếu ngươi đặt điều ta sẽ nói cho sư huynh biết về tội hổn xược của ngươi đối với ta.

Hai người còn đang tranh luận thì vó ngựa đã đến nơi. Một thanh niên vạn vỡ từ trên yên ngựa nhảy xuống.

Xuân Chờ reo to :

- Sư huynh !

Thấy nét mặt nàng đang giận dữ, thanh niên hỏi :

- Có việc gì thế ?

Xuân Chờ nói :

- Mạnh Cứng vô lễ với tiểu muội, nên tiểu muội giận.

Người thanh niên này chính là Thạch Bảo, đại sư huynh của hai người kia. Nghe Xuân Chờ nói, chàng không cần tìm hiểu nguyên nhân, quay nhìn Mạnh Cứng hét :

- Oắc con ! Ngươi không chừa thói hổn xược sao ?

Mạnh Cứng vốn là đứa bé cao ngạo, khôi hài, liến thoắc, nhưng đối với vị đại shuynh Thạch Bảo thì chẳng bao giờ dám tỏ ra nghịch ngợm. Bị trách mắng, mặt hắn nhăn nhó, nhìn Xuân Chờ như muốn cầu cứu.

Xuân Chờ trông thấy thương hại, nói với Thạch Bảo :

- Sư huynh à ! Tánh sư đệ hay nghịch ngợm, xin sư huynh đừng giận nữa..

Thạch Bảo không đợi Xuân Chờ nói hết câu, ngắt lời bảo :

- Sư muội chớ nên bênh vực cho hắn, làm hắn quen tánh xấu. Chúng ta lên non từ thưở nhỏ, cùng học một thầy, cùng nằm chung một chiếu, ta đã quá rõ tâm tánh của Mạnh Cứng rồi ! Hắn là đứa gàn dở, bướng bỉnh.

Đoạn Thạch Bảo quay qua hỏi Mạnh Cứng :

- Sư đệ ! Lúc hạ sơn, ân sư đã dặn điều gì ngươi còn nhớ không?

Mạnh Cứng cúi đầu ngượng ngập, nói phì phào như hơi thở :

- Tiểu đệ không quên.

- Vậy ngươi thử nhắc lại lời dặn của ân sư xem sao ?

- “ Sau khi rời khỏi núi, phải nghe lời sư huynh chỉ dạy, việc gì cũng phải trình qua ý kiến sư huynh trước rồi mới làm, nếu cãi lại mang tội bội s.

Đại sư huynh có quyền xử phạt.

Nói đến đây Mạnh Cứng hướng vào Thạch Bảo, cung kính nói :

- Tiểu đệ xin hứa sửa đổi tánh tình.

Thạch Bảo đua mắt nhìn Mạnh Cứng, đôi mắt lộ nét hân hoan vì thấy chàng thiếu niên bướng bỉnh ấy đã tình nguyện hối cãi.

Thạch Bảo nói :

- Lời xa có nói :

“ Không gì tốt bằng biết lỗi tự sủa mình”. Ta mong từ nay ngươi không làm phiền lòng sư tỷ ngươi nữa.

Mạnh Cứng thở khì một cái, rung nhẹ cái đầu đáp :

- Đa tạ sư huynh.

Xuân Chờ bước tới nói :

- Chúng ta đi thôi.

Dứt lời nàng nhảy phóc lên lưng con tuấn mã, lẽ ra phải đi về hướng bờ hồ, nhưng chẳng hiểu vì đâu nàng lại quay về hướng Bắc, chạy về phía Phần Dương theo con đường mà Lâm Viết Hùng đi lúc nãy.

Mạnh Cứng hét to :

- Chết rồi !

Thạch Bảo hỏi :

- Việc gì thế ?

- Sư tỷ ! Sư tỷ…đã theo chàng nho sinh !

Thạch Bảo sững sốt ! Chàng hiểu rõ Xuân Chờ, sư muội của chàng đã phạm vào cái tội của người con gái là…”cảm luyến”.

Qua những năm gần fũi nhau cùng một sư môn, Thạch Bảo rất rõ tánh nết của smuội chàng, nhưng vì Xuân Chờ là đứa cháu cng của vị ân s, nên chàng không dám tỏ ý bất bình. Chàng vội đưa mắt nhìn Mạnh Cứng, la hoảng :

- Sư đệ ! Chúng ta hãy đuổi theo mau !

Vừa nói, hai người đã ra cương đuổi theo Xuân Chờ như bay biến.

/33

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status