Tổng Hành Dinh Trong Mùa Xuân Toàn Thắng

Chương 2

/10


HỘI NGHỊ LỊCH SỬNăm 1972 là năm nhân dân Việt Nam trên cả hai miền giành thắng lợi to lớn, toàn diện, có ý nghĩa chiến lược quan trọng cả về quân sự, chính trị, ngoại giao, sản xuất và bảo vệ sản xuất.

Trải qua một năm chiến đấu anh dũng, kiên cường, quân và dân ta trên tiền tuyến lớn đã loại khỏi vòng chiến đấu gần nửa triệu quân địch, trong đó có tám sư đoàn, 35 trung đoàn, lữ đoàn và chiến đoàn bị tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng. Ta đã phá huỷ và thu một khối lượng lớn vũ khí và phương tiện chiến tranh của địch, bắn rơi và phá huỷ hàng nghìn máy bay, bắn chìm hàng trăm tàu, thuyền chiến đấu.

Quân ta đã đập tan ba tuyến phòng thủ kiên cố nhất mâ Mỹ - nguỵ đã tập trung xây dựng trong nhiều năm ở Quảng Trị, bắc Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, những hướng chiến lược sống còn của chúng ở miền Nam. Lần đầu tiên, nhiều sư đoàn, trung đoàn quân nguỵ, xương sống của chiến lược."Việt Nam hoá" bị tiêu diệt và tan rã, mặc dù đã được không quân và hải quân Mỹ phối hợp tác chiến. Cơ sở của chiến lược "Việt Nam hoá" là kế hoạch "bình định nông thôn" của địch cũng bị thất bại nghiêm trọng. Liên tục tiến công và nổi dậy, quân và dân miền Nam giáng những đòn quyết liệt vào ách kìm kẹp của địch, giải phóng nhiều quận lỵ, chi khu, quét từng mảng đồn bốt và ấp chiến lược.

Trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, tuy đòn tiến công chính trị ở các thành thị diễn ra không mạnh, hàng triệu quần chúng đã giành được quyền làm chủ. Vùng giải phóng được mở rộng, nối liền căn cứ địa ba nước Đông Dương thành một dải liên hoàn, tạo ra thế chiến lược rất lợi hại cho cả trước mắt và lâu dài. Chính quyền cách mạng được xây dựng và củng cố, lực lượng vũ trang phát triển và đứng chân vững chắc. Khí thế đấu tranh ở Sài Gòn và các thành thị miền Nam cũng có bước phục hồi mới.

Việc vận chuyển chiến lược chi viện chiến trường miền Nam được đẩy mạnh. Mặc dù thời tiết khắc nghiêt đích dùng không quân đánh phá ác hệt, việc vận chuyển vẫn tiếp diễn ngày đêm với khối lượng lớn. Quân và dân ta đã đánh bại chủ trương chiến lược của địch mở lại cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân ở miền Nam và leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc. Đặc biệt, 12 ngày đêm chiến đấu tiêu diệt B52 cuối năm 1972 là một chiến công nổi bật. Lần đầu tiên, ta tổ chức và thực hiện thành công một chiến dịch phòng không quy mô lớn đánh thắng cuộc tập kích của không quân chiến lược Mỹ bằng một trận tiêu diệt chiến giòn giã, gây cho không quân Mỹ những tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử của nó.

Miền Bắc vượt qua sự phong toả của Mỹ, đã giữ vững và phát triển giao thông vận tải, bảo vệ và đẩy mạnh sản xuất trong điều kiện chiến tranh ác liệt. Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, hai vụ lúa được mùa liền. Nhiều tỉnh trở thành tỉnh 5-6 tấn.

Trong thử, thách của chiến tranh, chế độ xã hội chủ nghĩa nêu cao tính ưu việt. Thủ thách càng quyết liệt, thắng lợi càng oanh liệt, khí thế càng cao.

"Nam Bắc hai miền đều đánh giỏi". Thắng lợi của năm 1972 đặt cơ sở vũng chắc cho cả nước tiến lên giành thắng lợi mới rực rỡ hơn. Tình hình cách mạng là không thể đảo ngược.

Ngày 12-1-1973, lễ tuyên dương danh hiệu Anh hùng chò các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân được tổ chức trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Anh Trường Chinh, Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, thay mặt Trung ương Đảng và Nhà nước công bố lệnh tặng thưởng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Anh nhiệt liệt khen ngợi bộ đội tên lửa, bộ đội cao xạ, bộ đội không quân và bộ đội rađa đã lập chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, đập tan cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn bằng không quân của đế quốc Mỹ.

Tiếp đó, tôi thay mặt Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh chúc mừng 24 đơn vị và 12 cán bộ, chiến si vừa được phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Phân tích nguyên nhân thắng lợi tôi nêu rõ: "Chiến thắng vĩ đại của quân và dân ta vừa qua đánh bại bước leo thang chiến tranh mới cực kỳ tàn bạo của chính quyền Níchxơn là thắng lợi rực rỡ của sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng ta. Đó là thắng lợi của ý chí quyết chiến quyết thắng không gì lay chuyển nổi, của sự hy sinh không bờ bến của toàn quân, toàn dân ta trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc. Đó là thắng lợi của sức mạnh tổng hợp của các quân chủng, binh chủng, bộ đội chủ lực bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, tạo thành một lưới lửa các tầm, các cỡ, áp đảo và chiến thắng kẻ địch".

Hướng về miền Nam thân yêu, tôi tỏ lòng "biết ơn đồng bào ruột thịt và các đồng chí Quân giải phóng anh hùng đã lập chiến công oanh liệt trên khắp các chiến trường, phối hợp chiến đấu với quân và dân miền Bắc, cổ vũ mạnh mẽ đồng bào và chiến sĩ ta chiến thắng kẻ thù, hiệp định Paris được ký kết đúng vào dịp Tết Nguyên đán Quý Sửu. Theo Hiệp định, đúng 8 giờ sáng ngày 28-1-1973, lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Nơi ngừng tiếng súng sẽ là tuyến ranh giới giữa hai bên.

Chính trong đêm 27-1, cái đêm "bản lề" ấy, quân nguỵ trắng trợn dùng toàn bộ pháo mặt đất trên hạm đội bắn vào trận địa của quân ta ở Cửa Việt (Quang Trị). Lợi dụng hoả lực pháo binh, chúng cho hơn 200 xe tăng, xe bọc thép và lữ đoàn thuỷ quân lục chiến số 147 từ Mỹ Thuỷ, Gia Đẳng đánh chiếm cảng. Chỉ trong một đêm, chúng đã chiếm một vùng đất mà trong mấy tháng trước đó chúng không sao chiếm lại nổi. Trên thực tế, cảng Cửa Việt đã rơi vào tay địch.

Mất Cửa Việt, Đông Hà, Dốc Miếu, Quán Ngang bị uy hiếp trực tiếp. Tuyến đường vận chuyển chiến lược Trường Sơn bị đe doạ. Thành quả của chiến dịch Quảng Trị năm 1972 bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Anh Lê Trọng Tấn, lúc này là Tư lệnh chiến dịch, gọi điện cho đồng chí Cường, chỉ huy hướng Cửa Việt:

- Đồng chí có biết cảng Cửa Việt đã bị mất không?

- Báo cáo anh, chúng nó lấn chiếm mất một ít. Chúng tôi đã cho người gặp tên lữ trưởng để phản đối về việc này.

Anh Tấn ra lệnh giọng gay gắt:

- Chúng nó dùng cả một lữ xe tăng và một lữ lính thuỷ đánh bộ đánh chiếm cảng Cửa Việt không phải để nghe anh phản đối đâu. Tôi hạ lệnh cho anh phải lập tức chiếm lại cảng. Rõ chưa?

- Rõ ạ!

- Rõ rồi thì chấp hành ngay. Tại sao anh chỉ lo mình vi phạm mà không thấy phía địch đã thực sự xoá bỏ Hiệp định rồi?

Anh Tấn báo cáo ra xin ý kiến Bộ Tổng tư lệnh điện thoại hữu tuyến. Tôi đồng ý và dặn:

- Anh Tấn ơi! Các anh cho đánh chiếm lại ngay. Cố gắng đưa cho được những đứa con khoẻ mạnh nhất của Đào Huy Vũ sang nhé? Phải lấy lại bằng được.

- Rõ! Nhất định phải như vậy! Tôi sẽ đưa toàn bộ gia đình Huy Vũ qua liên hoan với Đào Dũng và Cường. Xin bảo đảm cuộc liên hoan sẽ rất vui. Anh cứ yên tâm! 1

Sau đó anh Tấn ra lệnh cho Lữ đoàn xe tăng 203 và pháo binh hiệp đồng tác chiến, đồng thời lệnh cho các sư đoàn tuyển chọn 9 đội súng chống tăng điều khiển bằng hữu tuyến, và phân công các anh Cao Văn Khánh, Doãn Tuế, Phó Tư lệnh trực tiếp chỉ huy.

Mờ sáng hôm sau, 28-1-1973, viện lý do cần thay quân như địch đã làm ngày hôm trước, ta đưa đội hình áp sát các cụm xe địch, rồi bất ngờ nổ súng. Tên lữ trưởng bị chết ngay từ phút đầu tiên. Trận đánh kết thúc vào gần trưa. Địch hoảng hốt tháo chạy, bỏ lại hơn 100 xe và nhiều xác chết.

Tin chiến thắng báo về.

Tôi cầm điện thoại biểu dương chiến công của quân ta và tinh thần kiên quyết, cảnh giác của Bộ Tư lệnh chiến dịch Quảng Trị.

***

Từ đầu năm 1973, tình hình miền Nam khá sôi động. Mỹ - nguỵ ra sức phá hoại Hiệp định Paris, đẩy mạnh bình định lấn chiếm, tiếp tục thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh". Lợi dụng điều khoản ngừng bắn, địch mở các cuộc hành quân "tràn ngập lãnh thổ", coi lấn đất, giành dân là "keo cuối cùng". Chúng ráo riết thực hiện kế hoạch "bình định đặc biệt" chiếm lại các căn cứ "lõm" của ta, nống ra vùng giáp ranh, uy hiếp hành lang vận chuyển, đẩy chủ lực của ta ra xa, đồng thời thực hiện cuộc "cách mạng hành chính" củng cố bộ máy kìm kẹp ấp, xã, đẩy mạnh chiến tranh tâm lý, xuyên tạc Hiệp định Paris, tổ chức các chiến dịch "Phượng hoàng" ráo riết hoạt động tình báo, gián điệp, biệt kích, phá hoại cơ sở của ta ở miền Nam.

Trong giao ban hằng ngày ở Bộ Tổng Tham mưu, tin tức dồn dập báo về: Địch ra sức càn quét, lấn chiếm vùng giải phóng, trọng điểm là các khu vực then chốt vòng ngoài như tây Trị - Thiên, tây nam Quảng Đà, Quảng Ngãi, bắc Bình Định, tây Kon Tum, khu tiếp giáp vùng giải phóng và khu trung tuyến bắc và tây bắc Sài Gòn, nam bắc đường số 4 Mỹ Tho, Vĩnh Long, Chương Thiện, vùng biên giới thuộc Kiến Tường, Châu Đốc. Chúng sử dụng 2/3 lực lượng chủ lực kết hợp với quân bảo an tổ chức những cuộc hành quân quy mô một - hai trung đoàn lấn chiếm các căn cứ "lõm", và quy mô cấp sư đoàn trở lên đánh vào Cửa Việt (Quảng Trị), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), bắc Kon Tum, Tây Ninh, Tân Châu, Hồng Ngự, Cai Lậy, Chương Thiện. Mật độ phi pháo so với trước tuy có giảm nhưng vẫn còn ác liệt.

Địch tổ chức những cuộc hành quân gặm dần, dũi dần, đánh phá có tính chất huỷ diệt, ủi trắng nhiều nơi, tiến hành di dân, xáo trộn giữa các địa bàn để phá cơ sở của ta. Với các thủ đoạn tàn bạo, xảo quyệt, địch lấn chiếm được phần lớn vùng giáp ranh và căn cứ "lõm" ở Khu 5, một số vùng sâu ở Khu 8, cải thiện được thế phòng ngự vòng ngoài ở Trị - Thiên, Quảng Đà, Quảng Tín, tây Kon Tum và các tỉnh dọc biên giới Việt Nam - Campuchia, giành thêm đất, thêm dân, gây cho ta nhiều khó khăn. Riêng miền Tây Nam Bộ, do ta kịp thời giáng trả nên địch không lấn chiếm được mà còn bị nhiều tổn thất. Ở Cửa Việt, ta kịp thời đánh quân lấn chiếm, địch bị thất bại và thương vong nặng.

Trong bối cảnh lịch sử lúc này, không phải ai cũng dễ dàng nhận rõ âm mưu thâm độc của Mỹ - nguỵ.

Sau những năm dài chiến tranh ác liệt, gian khổ, muốn có hoà bình là nguyện vọng chính đáng. Thế nhưng "cây muốn lặng, gió chẳng đừng ". Có ý kiến cho rằng trọng tâm số một lúc này là giữ vững hoà bình, thực hiện hoà hơp dân tộc, tạo thế ổn định trong khoảng 5-10 năm. Nhiều địa phương do sơ hở, mất cảnh giác, đã để mất đất, mất dân. Có nơi chủ trương phân tuyến, phân vùng với địch, để mất thế "da báo". Có nơi rút các sư đoàn chủ lực về giữ các căn cứ, giao cho bộ đội địa phương chống địch lấn chiếm. Có xu hướng giản đơn cho là lửa chiến tranh chỉ "riu riu", hoặc đã "tắt lửa chiến trường", cũng đã có một kế hoạch sử dụng 3,5 tỷ đôla mà phía Mỹ đã hứa bồi thường chiến tranh để làm vốn tích luỹ ban đầu. Ngay ở Tổng hành dinh cũng có ý kiến không muốn đánh trả, e vi phạm Hiệp định Paris.

Nhớ mãi buổi chiều ở Đồ Sơn, khi nghe các đồng chí Lê Hữu Đức và Võ Quang Hồ, Phó cục trưởng Tác chiến báo tin đề nghị phát động chiến tranh du kích đánh địch lấn chiếm vùng giải phóng chưa được chấp nhận, tôi đã phát biểu: "Các cậu quen làm khoa học quân sự nên sính chữ nghĩa. Sao không nói: "địch càn quét chiếm lại vùng ta mới giải phóng, đóng thêm đồn bốt, vậy ta có đánh lại không hay để mất hết?". Mọi người mới vỡ lẽ ra!

***

Hoà bình được lập lại.

Thắng lợi lớn nhất lúc này là ở miền Nam, ta có chính quyền, có quân đội, có đất, có dân, được pháp lý quốc tế thừa nhận. Quân Mỹ phải rút đi, còn quân ta thì ở lại.

Bộ Chính trị chủ trương nhanh chóng củng cố các vùng giải phóng. Các nhu cầu trước mắt và lâu dài, về vật chất, kỹ thuật của bộ đội ta ở miền Nam rất lớn. Tôi làm việc với anh Đinh Đức Thiện, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần.

Suy nghĩ của tôi lúc này là do Mỹ - nguỵ còn ngoan cố nên có nhiều khả năng địch sẽ đánh phá các tuyến đường chi viện chiến lược Trường Sơn, hoặc chí ít cũng gây khó khăn cho ta bằng cách yêu cầu đóng các trạm kiểm soát quốc tế ở các đầu mối giao thông quan trọng trên đường vận chuyển chiến lược. Ta cần tranh thủ lúc địch tạm phải ngừng đánh phá, tăng cường vận chuyển vào Nam, ngoài vật chất cho sinh hoạt, cần đưa các loại vũ khí lớn như xe tăng, thiết giáp, pháo cỡ lớn, pháo cao xạ và các khí tài, phương tiện bảo đảm.

Làm việc với anh Đồng Sĩ Nguyên, tôi chỉ thị phải khắc phục khó khăn mở đường Đông Trường Sơn từ Khe Gát (Quảng Bình) vào đến Bù Gia Mập (Nam Bộ) để việc vận chuyển chiến lược được nhanh chóng và thuận lợi. Mấy ngày sau, anh Thiện trình ra Quân uỷ một kế hoạch vận chuyển và bảo đảm hậu cần toàn diện cho miền Nam và đề nghị được dẫn đầu một đoàn khá đông cán bộ vào chiến trường để trực tiếp tổ chức thực hiện.

Tôi hỏi:

- Cậu định làm gì mà mang lắm quân thế?

Anh Thiện trả lời:

- Tôi cần khoảng 100 cán bộ, gồm các ngành hậu cần và cả các binh chủng. Đi đến đâu, tổ chức đến đấy, đẩy mạnh xây dựng vùng giải phóng, xây dựng các căn cứ hậu cần có đầy đủ kho tàng, trạm quân y, các cơ sở kỹ thuật, các đơn vị sản xuất.

Tôi thấy kế hoạch khá đồ sộ, mạnh dạn nhưng hợp lý và cần thiết, nên tán thành ngay.

Kế hoạch của anh Thiện được Quân uỷ thông qua.

Đoàn cán bộ khẩn trương, hăng hái lên đường vào Nam.

Anh Tố Hữu kết hợp cùng đi. Năng động, dám nghĩ dám làm, anh Thiện đã hoàn thành xuất sắc một nhiệm vụ đột xuất nhưng rất quan trọng, góp phần tích cực củng cố vùng giải phóng, cùng Đoàn 559 vận chuyển hàng vạn tấn vật chất, kỹ thuật gồm lương thực, quần áo thuốc men, vũ khí, pháo cỡ lớn, pháo cao xạ, tăng, thiết giáp vào chiến trùờng, bảo đảm cho việc xây dựng, huấn luyện, nâng cao sức chiến đấu của lực lượng vũ trang và một phần cho nhân dân.

***

Chiến thắng của trận "Điện Biên Phủ trên không" cùng với tám năm chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của quân và dân ta nói chung và quân chủng Phòng không - Không quân nói riêng. Tôi dành nhiều thời gian cùng với các đồng chí lãnh đạo, chl huy quân chủng tổng kết những kinh nghiệm quý báu thu được trong những năm qua, sẵn sàng đối phó với âm mưu, thủ đoạn mới của địch.

Tại Đồ Sơn, tôi nghe Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân báo cáo về xây dựng và chiến đấu của từng binh chủng: tên lửa, cao xạ, rađa và không quân. Các báo cáo được chuẩn bị công phu, có hệ thống, có tham khảo nhiều nguồn tin tình báo và tư liệu của các nước Anh, Đức, Nhật. Một bài nghiên cứu về chiến tranh không quân ở Đông Dương của Trường Đại học Cornell (Mỹ) đã kết luận: "Thắng lợi của người Việt Nam là một ví dụ vô song về sự toàn thắng của trí tuệ con người đối với máy móc". Nhiều vấn đề từ tổ chức lực lượng, tác chiến, đào tạo cán bộ, trang bị kỹ thuật được đặt ra, làm sáng tỏ thêm nội dung các chú trương mà Quân uỷ đang thảo luận.

***

Đầu tháng 3-1973, Quân uỷ Trung ương họp. Các anh Văn Tiến Dũng, Song Hào, Lê Quang Đạo, Đinh Đức Thiện, Trần Quý Hai đều có mặt.

Khai mạc hội nghị tôi phát biểu gợi ý, nêu các vấn đề cần trao đổi, thảo luận, nhất là đánh giá cho đúng tình hình miền Nam cả về quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao để có chủ trương toàn diện, kịp thời chặn đứng âm mưu, thủ đoạn của địch đang lấn đất, giành dân, đánh phá cơ sở cách mạng.

Sau khi nghe anh Lê Trọng Tấn báo cáo tình hình, với tinh thần trách nhiệm cao, các anh trong Quân uỷ phát biểu rất sôi nổi. Nghiêm túc tự phê bình và phê bình, mỗi người nói rõ những suy nghĩ, kiểm điểm ưu điểm, khuyết điểm trong nhận thức, tư tưởng và sự chỉ đạo công tác trong phạm vi chức trách của mình, phê bình sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân uỷ và Bộ Tổng tư lệnh.

Kết thúc cuộc họp, Quân uỷ quyết nghị: trong khi địch dùng biện pháp quân sự để đánh ta, ta cần kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, với pháp lý của Hiệp định Paris, từng bước chuyển sang tiến công chủ yếu bằng chính trị có lực lượng vũ trang làm hậu thuẫn, nhằm thực hiện ngừng bắn, lập lại hoà bình trên thế có lợi cho ta.

***

Tình hình chiến sự ở miền Nam diễn biến phức tạp, có nhiều điểm cần được xem xét tại chỗ. Tôi tranh thủ vào làm việc trực tiếp với các chiến trường B5 (Quảng Trị), B4 (Trị - Thiên), Bộ Tư lệnh 559 và Quân khu IV.

Thực tiễn nơi tuyến lửa càng cho thấy rõ âm mưu, thủ đoạn của địch phá hoại Hiệp định Paris, đặt ra nhiều vấn đề phải khẩn trương giải quyết. Làm việc với các anh Lê Trọng Tấn, Song Hào, Cao Văn Khánh, Vũ Xuân Chiếm, Đồng Sĩ Nguyên, Hoàng Thế Thiện, Đàm Quang Trung, Nguyễn Văn Thanh, Phan Văn Đường 2 , với Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Bình, chúng tôi bàn cụ thể kế hoạch củng cố thế bố trí lực lượng của quân ta, cách đánh quân nguỵ lấn chiếm, các biện pháp tăng cường lực lượng cho B4, B5, việc làm đường cơ động cho các phương tiện cơ giới, mở đường Đông Trường Sơn, đẩy mạnh vận chuyển chiến lược, kể cả bằng đường hàng không, việc xây dựng căn cứ địa, hậu cần, chuyển thương binh từ chiến trường ra. Chuyến đi thị sát đường Trường Sơn để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc về tinh thần anh dũng chiến đấu, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn của cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559, gợi mở khả năng to lớn của con đường chiến lược mang tên Bác cả trong xây dựng đất nước sau này.

Nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đoàn 559, tôi căn dặn:

- Muốn đạt được đỉnh cao của toàn thắng, chúng ta cần phải dũng cảm hơn đã dũng cảm, mưu trí sáng tạo hơn đã mưu trí sáng tạo. Con đường Trường Sơn rồi đây không dừng lại như mức hiện nay mà phải mở rộng để xe có thể đi lại hai chiều không giảm tốc độ, đi được cả những tháng đầu mùa mưa lũ.

***

Hiệp định Paris đã có hiệu lực được 60 ngày. Sáng 27-3-1973, Bộ Chính trị họp mở rộng. Sau khi nghe anh Lê Quang Đạo báo cáo tình hình, anh Nguyễn Duy Trinh nêu ý kiến cần tranh thủ tạo thế mạnh cho ta, có đối sách cụ thể với Mỹ, buộc Mỹ phải chấm dứt dính líu, buộc nguỵ phải chấm dứt chiến sự. Anh cũng phản ánh dư luận thế giới ca ngợi thắng lợi của ta.

Tiếp đó, đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn đề ra nội dung thảo luận, gồm việc phân công giữa Bộ Chính trị và Trung ương Cục miền Nam trong việc chỉ đạo các phái đoàn của ta ở các hội nghị bốn bên và hai bên, xem xét đối sách của ta với Mỹ, tổng kết 60 ngày thi hành Hiệp định và ra tuyên bố của Chính phủ. Các anh Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, phát biểu đánh giá tình hình, đề nghị phương hướng chính sách đối với Mỹ, cách làm việc và phân công cụ thể giữa Bộ Chính trị và Trung ương Cục.

Kết luận hội nghị, anh Ba đồng ý để Trung ương Cục trực tiếp chỉ đạo các Ban liên hiệp quân sự, Quân uỷ Trung ương chỉ đạo các vấn đề quân sự. Anh khẳng định: Mỹ đã thực sự rút quân, nhưng chưa chấm dứt díu líu, nguỵ còn ngoan cố phá hoại Hiệp định. Ta cần tranh thủ xây dựng lực lượng mọi mặt ở miền Nam, miền Bắc, quy trách nhiệm của Mỹ, buộc đối phương phải thi hành Hiệp định Paris.

Ngày hôm sau, 28-3, triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương thảo luận chủ trương tác chiến. Cuộc họp đi đến kết luận: Tuy quân Mỹ đã rút, nhưng lực lượng quân sự Mỹ vẫn có mặt trong khu vực: Đông bắc Thái Lan, Guam, Phiìíppin và trên Hạm đội 7. Mỹ lại đang chi viện ồ ạt để cho quân nguỵ mạnh lên, hòng đẩy lùi cách mạng, thực hiện miền Nam trở thành một nước phụ thuộc Mỹ, ở đó chỉ có một quân đội, một chính quyền. Đối tượng tác chiến lúc này là quân nguỵ. Phương châm tác chiến ở miền Nam là kết hợp đánh chính quy và đánh du kích, tác chiến với binh vận, chiến đấu với xây dựng lực lượng, tiêu diệt địch gắn với giành dân, xây dựng cơ sở. Hội nghị cũng nêu ra nhiệm vụ quân sự của miền Bắc, kết hợp kinh tế với quốc phòng, tăng cường chi viện miền Nam, và các vấn đề quân sự ở Lào và Campuchia.

Ngay sau cuộc họp, Quân uỷ Trung ương điện cho các chiến trường. Trong bức điện, tôi giải thích rõ tiến công quân sự bằng phản công của ta là chủ động tiến công, chủ động phản công, không phòng ngự đơn thuần.

Không những phản công ở địa bàn địch tiến công ta, mà Còn hiệp đồng với các lực lượng chính trị, quân sự, binh vận phản công ở các địa bàn khác, nơi ta có chủ lực mạnh.

Không những phản công bằng bộ binh, bằng hoả lực, mà hết sức chú ý dùng bộ đội đặc công tinh nhuệ đánh vào cơ quan chỉ huy, kho tàng, sân bay, căn cứ, bên sườn và sau lưng địch, đánh vào những nơi chúng sơ hở.

***

Ngày 29-3-1973, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Sài Gòn làm lễ cuốn cờ. Trên đất nước thân yêu, quân xâm lược nước ngoài về cơ bản đã bị quét sạch.

Sau Hiệp định Paris, việc liên lạc giữa hai miền có thêm điều kiện mới khá thuận lợi. Lượng thông tin tăng lên, nhanh hơn, đủ hơn, phong phú hơn, qua các nguồn cung cấp từ chiến trường, từ Ban Liên hiệp quân sự, từ báo chí công khai. Đi lại cũng dễ dàng hơn, kể cả bằng máy bay đến tận sân bay Tân Sơn Nhất.

Tin tức báo về Tổng hành dinh được chọn lọc, phân tích kỹ càng. Cán bộ từ miền Nam ra họp, góp nhiều tình hình và ý kiến xác đáng.

Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương rất quan tâm đến tình hình địch phá hoại Hiệp định Paris. Với trách nhiệm và chức trách của mình, tôi dành nhiều thời gian suy nghĩ, tranh thủ trao đổi thêm với nhiều đồng chí.

Với các anh từ miền Nam ra, tôi thường mời đến nhà dùng cơm thân mật. Những buổi gặp gỡ trao đổi như vậy thật bổ ích. Tôi trao đổi ý kiến với đồng chí Bí thư thứ nhất. Qua nhiều lần trao đổi, anh Ba hoàn toàn nhất trí với chủ trương kiên quyết tấn công, phản công đánh trả địch. Trong các bức điện gửi Trung ương Cục miền Nam, Khu uỷ V: Khu uỷ Trị - Thiên và Đảng uỷ Tây Nguyên, tư tưởng cách mạng tiến công được truyền đi, bước đầu tạo nên những biến chuyển ở chiến trường.

Tôi cũng dành trọn một ngày nghe anh Tố Hữu nói chuyện về tình hình miền Nam sau chuyến đi "nước non ngàn dặm". Vừa là nhà chính trị, vừa là nhà thơ, anh thuật lại những điều tai nghe mắt thấy trên các nẻo đường Trường Sơn "đông nắng tây mưa", nói lên khát vọng của đồng bào và chiến sĩ miền Nam:

Dang tay một với xa gì

Sài Gòn ơi lại phải đi bao ngày.

Tôi thầm nghĩ với tinh thần cách mạng tiến công của Đảng ta, đường tới Sài Gòn nhất định sẽ được co ngắn lại.

Đặc biệt bổ ích là những buổi làm việc trong tháng 4-1973 với các anh lãnh đạo, chỉ huy các chiến trường miền Nam được Bộ Chính trị Trung ương Đảng triệu tập ra Bắc họp. Đỏàn cán bộ B2 3 do anh Mười Cúc 4 , phó Bí thư Trung ương Cục dẫn đầu, gồm các anh Hoàng Văn Thái, Tư lệnh B2, Võ Văn Kiệt, Bí thư Khu uỷ Khu IX, Trần Nam Trung, phụ trách các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Nguyễn Minh Đường, Bí thư Khu uỷ Khu 8.

Đoàn Khu 5, Tây Nguyên có các anh Võ Chí Công, Chu Huy Mân. Ngay sau khi ra tới Hà Nội, ngày 19-4, tại nhà nghỉ Hồ Tây, Đoàn đã sơ bộ báo cáo với Bộ Chính trị về tình hình cách mạng miền Nam từ năm 1972, đặc biệt sau ngày ký Hiệp định Paris.

Ngày 3-5-1973, Thường vụ Quân uỷ Trung ương làm việc với các đồng chí Quân uỷ Miền: Hoàng Văn Thái, Trần Văn Trà, Trần Lương, Nguyễn Minh Đường, Võ Văn Kiệt. Ngôi nhà quét vôi màu hồng số 28 phố Cùa Đông hôm ấy sôi động khác thường. Thời Pháp, nơi đây là tư dinh của viên tướng thực dân, tổng chỉ huy quân đội Pháp miền Bắc Đông Dương, nay là nhà khách Bộ Quốc phòng.

Các anh Văn Tiến Dũng, Song Hào, Lê Quang Đạo, Trần Quý Hai cùng tôi đón tiếp các anh hết sức nồng nhiệt. Tình cảm đồng chí, đồng đội, tình cảm hậu phương đón bạn chiến đấu từ tiền tuyến trở về thật đậm đà, thân thiết.

Chúng tôi vui mừng thấy các anh khoẻ mạnh. Chúng tôi hỏi thăm sức khoẻ các anh đang ở lại lãnh đạo, chỉ huy chiến đấu ở miền Nam.

Sau những phút tâm tình, đại bộ phận thời gian dành cho việc trao đổi tình hình Nam Bộ.

Thay mặt Đoàn, anh Hoàng Văn Thái báo cáo về những thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược trên chiến trường B2. Bản báo cáo đã được các anh trong đoàn bàn bạc thống nhất. Về nguyên nhân thắng lợi, anh Thái khẳng định một trong những yếu tố tạo nên thắng lợi là Trung ương, Quân uỷ Trung ương đã hạ quyết tâm sớm, xác định phương hướng tác chiến đúng, nhất là chỉ đạo phương châm, phương thức đánh phá "bình định" của địch.

Tuy nhiên, do tương quan lực lượng giữa địch và ta, những thắng lợi đó còn hạn chế. Địch còn có những mặt mạnh nhất định. Ta cũng còn có những khuyết điểm, nhược điểm chưa khắc phục được ngay! "Kế hoạch thời cơ" 5 của ta tuy bước đầu thu thắng lợi, nhưng chưa vững chắc, địch cũng đã có đề phòng, dân bị kìm kẹp không bung ra được. Địch còn hơn ta cả về quân số và trang bị. Riêng ở B2, so sánh quân số là 1, địch 2,5.

Bản chất phản động và ngoan cố của địch lộ rõ. Do đó khả năng thành lập chính phủ liên hiệp ba thành phần, thực hiện hoà bình, hoà hợp dân tộc là không dễ dàng. Địch đang ra sức thực hiện một kế hoạch "bình định" mang số hiệu AB148 hết sức tàn bạo, thâm độc dưới chiêu bài "tái thiết nông thôn". Thực chất là nhằm tiêu diệt cơ sở cách mạng, khống chế quần chúng, lấn chiếm vùng giải phóng, "líp" vùng tranh chấp, phá thế "da báo", khủng bố các gia đình kháng chiến. Một chiến dịch chiến tranh tâm lý được phát động rầm rộ, nói xấu cách mạng, xuyên tạc Hiệp định Paris, phục vụ mưu đồ trên.

Anh Sáu Dân (Võ Văn Kiệt), người lãnh đạo chiến trường Khu IX, tiếp lời anh Thái. Anh nêu rõ sự cần thiết và khả năng có thể giữ vững thế làm chủ mạnh tại những địa bàn trọng điểm của miền Tây Nam Bộ, về những biện pháp và khả năng của Khu IX mở rộng vùng giải phóng theo chỉ tiêu 1,8 triệu dân mà Khu uỷ đã quyết nghị.

Anh Sáu Đường (Nguyễn Minh Đường), báo cáo rõ tình hình Khu 8 và mối quan hệ giữa hai chiến trường Khu IX và Khu 8 trong các hoạt động quân sự, chính trị, binh vận, đánh trả địch, giữ đất, giành dân, phát triển lực lượng cách mạng.

Anh Hoàng Văn Thái cũng báo cáo lại với Quân uỷ nội dung làm việc những ngày vừa qua với đồng chí Bí thư thứ nhất và những ý kiến bước đầu của anh Ba, nhất là dự kiến về những khả năng có thể diễn ra trên chiến trường miền Nam sắp tới. Rõ ràng, từ sau Hiệp định Paris, ở miền Nam chiến tranh không diễn ra như trước, nhưng cũng chưa phải đã có hoà bình. Bởi vậy, phải luôn luôn nắm vững quạn điểm cách mạng bạo lực và tư tưởng chiến lược tiến công, tích cực xây dựng thực lực cách mạng, đẩy mạnh tiến công cả về quân sự, chính trị và pháp lý ngoại giao. Lại phải căn cứ vào đặc điểm và tính chất của từng địa phương mà vận dụng hình thức tiến công nào là chủ yếu, làm thất bại kế hoạch bình định, lấn chiếm của địch, giữ đất, giành dân, mở rộng quyền làm chủ.

Kết thúc cuộc trao đổi, tôi phát biểu gợi ý một số vấn đề để các anh suy nghĩ chuẩn bị cho hội nghị Bộ Chính trị sẽ họp vào tháng 5. Vấn đề lớn nhất là so sánh lực lượng giữa ta và địch sau khi quân Mỹ rút đi. Nếu như hồi năm 1963-1964, địch 5 ta 1, 1967-1968, địch 4 ta 1, thì hiện nay tương quan ấy là như thế nào? Về vấn đề này nên nghiên cứu cả các mặt số lượng, chất lượng, vật chất, tinh thần, trong nước và quốc tế. Phải chăng hiện giờ ta đã mạnh hơn địch?

Về phương châm, biện pháp đấu tranh, nên phát triển hai chân, ba mũi trong tình hình mới như thế nào? Khi đã có thêm pháp lý của Hiệp định Paris, thì đấu tranh làm sao để đạt kết quả tối ưu? Về xây dựng lực lượng, ngoài sự chi viện của hậu phương lớn, khả năng tại chỗ của B2 phát triển lực lượng vũ trang địa phương và dân quân du kích, cần được động viên đê đáp ứng yêu cầu đối phó với mọi tình huống. Trong tình thế giằng co không thể kéo dài, phải có biện pháp mới thích hợp để đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở cả nông thôn và thành thị.

Các cuộc làm việc, trao đổi đều nhằm làm sáng tỏ tình hình, gợi ý về phương hướng chủ trương mà chưa có kết luận. Nhưng về đại thể, đã có sự nhất trí trên nhiều vấn đề thảo luận.

Lúc này, lại có thêm những tình hình sốt dẻo. Gặp anh Trần Văn Trà, Trưởng đoàn đại biểu quân sự Cộng hoà miền Nam trong Ban Liên hiệp quân sự bốn bên vừa ra Hà Nội, tôi được biết thêm về âm mưu, thái độ, thủ đoạn của đối phương ở chiến trường và trên bàn đàm phán ở Trại David trong sân bay Tân Sơn Nhất. Anh còn cho biết ngay sau ngày ký Hiệp định Paris, chúng đã tráo trở ném bom vào sân bay Thiện Ngôn, đúng vào giờ và địa điểm chúng hẹn đưa trực thăng đến đón đoàn đại biểu quân sự của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam vào Sài Gòn làm việc. Nhờ khôn ngoan, cảnh giác, đoàn ta vẫn an toàn. Có thể coi đây là một trận thắng đầu tiên của ta trước sự phản trắc đê hèn của Mỹ - nguỵ.

Mặt giáp mặt với kẻ thù, anh đã có những nhận định sâu sắc về so sánh lực lượng giữa ta và địch. Không thể chỉ thấy một số triệu chứng bề ngoài cùng với những hành động quân sự hung hăng, những âm mưu đen tối của Mỹ - nguỵ mà cho là chúng mạnh hơn trước khi quân Mỹ rút đi.

Với vũ khí, phương tiện chiến tranh Mỹ vừa đổ vào, hoả lực của quân nguỵ được tăng lên. Chúng có thêm xe tăng M48, pháo tầm xa 175mm, máy bay cường kích F5E. Chúng thành lập thêm các liên đoàn bảo an cơ động chiến đấu, nhiều tiểu đoàn cảnh sát dã chiến. Quân bảo an và phòng vệ dân sự cũng tăng nhiều.

Chúng tận lực củng cố nguỵ quyền từ trung ương đến địa phương, ra sức kìm kẹp nhân dân, đánh phá cơ sở cách mạng, lấn chiếm vùng giải phóng.

Đứng sau lưng chúng là lực lượng quân sự cơ động của Mỹ đóng tại Thái Lan và Philíppin, với 4 hàng không mẫu hạm, 855 máy bay chiến thuật và 173 máy bay chiến lược B52.

Về phía ta, lúc này cũng có không ít khó khăn. Sau đợt hoạt động liên tục dài ngày, từ tháng 4-1972 đến đầu năm 1973, đơn vị nào cũng thiếu quân số vì không kịp bổ sung. Lương thực, đạn dược cũng rất thiếu. Sức khoẻ giảm sút. Khó khăn chủ quan có ảnh hưởng không ít đến tư tưởng muốn nghỉ ngơi, ảo tưởng ở thiện chí của địch. Thậm chí có nơi sợ đánh trả địch là vi phạm Hiệp định, đề ra năm cấm: cấm tiến công địch, cấm đánh quân địch lấn chiếm, cấm vây đồn, cấm pháo kích, cấm xây dựng xã chiến đấu.

Mọi biểu hiện hữu khuynh, ảo tưởng đều phải trả giá đắt.

***

Tình hình ngày càng sáng.

Ngày 24-5-1973, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp mở rộng bàn vấn đề miền Nam. Tham dự hội nghị, còn có các anh Mười Cúc, Mười Khang 6 , Năm Công 7 , Hai Mạnh 8 , Trần Lương, Sáu Dân 9 , Sáu Đường 10 , Trần Hữu Dực, Song Hào, Trần Quý Hai, Lê Trọng Tấn, Hoàng Minh Thảo. Cuộc họp đã được chuẩn bị kỹ từ tháng trước. Báo cáo do Quân uỷ Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng soạn thảo được gửi đến từng đại biều.

Mở đầu cuộc họp, đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn nhắc lại quá trình phát triển của cách mạng miền Nam 18 năm qua, phân tích âm mưu cơ bản của đế quốc Mỹ đối với miền Nam trong chiến lược toàn cầu của chúng, vạch rõ hiện nay, mâu thuẫn chủ yếu của thời đại tập trung ở Việt Nam. Nước ta đang ở vị trí tuyến đầu của phong trào giải phóng dân tộc. Linh hoạt, sôi nổi, đồng chí nêu bật thắng lợi to lớn của Hiệp định Paris về Việt Nam, biểu dương chiến công oanh liệt của quân và dân ta ở cả hai miền, khẳng định sự đúng đắn của đường lối cách mạng sáng tạo, độc lập, tự chủ của Đảng trong tình hình kẻ địch rất xảo quyệt và tình hình quốc tế phức tạp. Đồng chí nêu lên các khả năng diễn biến tình hình miền Nam, đề ra các nhiệm vụ công tác cần triển khai ngay bao gồm tác chiến chống địch lấn chiếm, giành dân, công tác binh vận, công tác mặt trận, công tác ngoại giao, xây dựng chính quyền, căn cứ địa, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Đồng chí gợi ý hội nghị đi sâu nghiên cứu so sánh lực lượng, chỗ mạnh, chỗ yếu, thế đi lên của ta, thế thất bại, thế đi xuống của địch và khẳng định: "Ta đã có thêm nhiều điều kiện mới rất thuận lợi. Cách mạng nhất thiết phải tiến lên bằng con đường bạo lực. Nhất định ta sẽ thắng".

Các anh Mười Cúc, Trần Văn Trà phát biểu về tình hình B2, nơi sào huyệt của Mỹ - nguỵ. Anh Năm Công báo cáo về chiến trường Nam Trung Bộ. Các anh Sáu Dân, Sáu Đường nêu rõ tình hình đấu tranh các mặt của Khu IX, Khu 8. Bức tranh toàn cảnh của chiến trường miền Nam hiện lên đầy đủ, chân thực, với những nét chấm phá tinh tế hướng sự chú ý của lãnh đạo vào những góc cạnh cốt tử. Qua phát biểu, các anh ở chiến trường đều biểu thị sự nhất trí cao với những nhận định và chủ trương của Bộ Chính trị. Sự gặp gỡ giữa Bộ thống soái tối cao với lãnh đạo, chỉ huy các mặt trận tạo thêm niềm phấn khởi, tin tưởng trong hội nghị, thắp sáng thêm ngọn đuốc trí tuệ của cơ quan lãnh đạo, soi tỏ con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam.

Các đồng chí trong Bộ Chính trị phát biểu. Anh Trường Chinh nhấn mạnh thắng lợi to lớn và những hạn chế của cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt hồi Tết Mậu Thân (1968). Liên hệ với tình hình hiện nay, cần phải rút kinh nghiệm cũ, phải thật linh hoạt trong chỉ đạo đấu tranh, không cứng nhắc, nhất là khi chiến tranh vẫn còn tiếp diễn phức tạp và gay gắt.

Các anh Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh khẳng định ta đã thắng to, nhưng mới thắng đến chừng đó, phân tích thêm về chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, về âm mưu của Mỹ - nguỵ, khẳng định Mỹ đã yếu hơn trước. Muốn thắng, ta phải dùng sức mạnh, dùng bạo lực Nói quân sự, chính trị song song là đúng, nhưng lúc này phải biết lấy quân sự làm trụ cột, làm chỗ dựa cho đấu tranh chính trị.

Sôi nổi nhất trong các ý kiến thảo luận là vấn đề so sánh lực lượng giữa địch và ta. Lúc này ta mạnh hay địch mạnh? Nói chung thì dễ thống nhất, nhưng đi vào cụ thể từng vùng, từng mặt, so sánh cả về thế và lực, cả số lượng và chất lượng thì ngay cả một số đồng chí trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy ở chiến trường cũng có ý kiến khác nhau.

Tôi nhớ rõ báo cáo của anh Trần Hữu Dực về tình hình chiến trường Trị - Thiên, nơi đầu sóng ngọn gió.

Anh vừa được Trung ương phái vào B4 để nghiên cứu, nắm tình hình. Anh cho biết ở đây đã phân vùng xong, từ đường xe lửa trở ra đến biển là vùng địch, từ đường xe, lửa về phía tây là vùng ta. Bộ đội đã rút về vùng ta để củng cố. Tình hình đã ồn định. Trong cuộc họp, nhiều đồng chí không đồng ý với cách làm nguy hiểm như vậy.

Rõ ràng, đánh giá cho đúng tình hình không phải là đơn giản. Sai một ly, đi một dặm. Tuy nhận thức chân lý phải là một quá trình, nhưng đánh giá sai thực chất tình hình sẽ đưa đến những chủ trương sai lầm, nguy hiểm.

Tôi phát biểu ý kiến, nói thêm về những điểm chủ yếu trong bản báo cáo do Quân uỷ Trung ương và Văn phòng Trung ương soạn thảo, đặc biệt đi sâu vào những âm mưu, thủ đoạn mới của Mỹ - nguỵ về Việt Nam hoá chiến tranh. Căn cứ vào những tài liệu nguyên bản do Cục 2 Tiền phương thu được của địch như kế hoạch bình định cấp tốc từ tháng 3 đến tháng 8-1973, kế hoạch bình định 3 năm (1975-1977), kế hoạch 5 năm xây dựng quân nguỵ (1974-1979), kế hoạch kinh tế 8 năm (1973-1980) nhằm tái thiết miền Nam, tôi nêu rõ: Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, chúng buộc phải dùng nguỵ quân, nguỵ quyền làm chỗ dựa.

Nguỵ mạnh hay yếu sẽ tác động có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ cục diện chiến tranh. Vì vậy, chúng đang cố vực nguỵ quân, nguỵ quyền dậy, ra sức phá hoại Hiệp định, giành thế có lợi cho chúng. Tuy nhiên, đối mặt với quân và dân ta, chúng có những mâu thuẫn, khó khăn không thể khắc phục được. Trong thời kỳ đầu của học thuyết Níchxơn về Việt Nam hoá chiến tranh, quân nguỵ còn có thể chống đỡ nhờ vào hoả lực của Mỹ.

Nhưng sau thời kỳ này, một khi quân Mỹ rút hết, nếu bị đánh mạnh, chúng sẽ sa sút, tan rã nhanh chóng.

Vấn đề là phải chống ảo tưởng, phải đấu tranh mạnh, phản công mạnh theo kinh nghiệm của Quân khu IX, phá các kế hoạch thâm độc của chúng, không để cho chúng củng cố lực lượng.

Qua một tuần lễ làm việc, đạt tới sự nhất trí cao, hội nghị đã giải đáp vì sao từ đầu năm 1973 địch vẫn giành được quyền chủ động tiến công, ta phải bị động đối phó, có những nơi mất đất, mất dân?

Đó là do ta có khuyết điểm chứ không phải do địch mạnh, do lúc đầu ta không đánh giá hết âm mưu của địch và khả năng của chúng thực hiện âm mưu ấy.

Chúng ta đã không có chủ trương kịp thời, nhất quán từ đầu về vị trí, nội dung của tiến công quân sự. Địch cứ tiến công, lấn chiếm, mà ta thì ngồi im, có nơi còn rút lui. Nếu cứ tiếp tục như vậy thì tình hình sẽ rất bất lợi.

Trên cơ sở nhận định "tình hình miền Nam còn trải qua một thời gian không ổn định, có thể tương đối dài, thực sự chưa có ngừng bắn, hành động chiến tranh còn tiếp diễn, chưa có hoà bình thực sự nhưng không phải là chiến tranh toàn diện, miền Nam còn ở trong tình trạng vừa có hoà bình, vừa có chiến tranh", Hội nghị Bộ Chính trị chủ trương: "Trong khi địch dùng hành động quân sự đánh ta, ta vẫn cần phải chủ động tiến công địch, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị và pháp lý Tiến công quân sự bằng phản công của ta là chủ động, chỉ có qua đó mà từng, bước đánh bại mọi hành động vi phạm của địch".

Nghị quyết Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng tháng 5-1973 tạo bước chuyển biến mới.

Không ai còn nghĩ đến nghỉ ngơi, hoà hoãn. Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn. Kẻ địch còn "bình định" lấn chiếm, phá hoại hoà bình, ta không thể làm ngơ.

Phải bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được bằng biết bao xương máu. Hơn thế nữa, phải phát huy thế mạnh, thế thắng, huy động sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong điều kiện thuận lợi mới, đưa cách mạng miền Nam tiến lên. Không thể dừng lạí nửa chừng.

Tôi bàn với anh Văn Tiến Dũng cùng chỉ đạo chuẩn bị kế hoạch chiến lườc quân sự trong giai đoạn mới.

Từ tháng 4-1973, một tổ chức mang tên Tổ trung tâm được lập ra để giúp Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh trong việc này, gồm các anh Vũ Lăng, Cục trưởng, Võ Quang Hồ, Lê Hữu Đức, Phó Cục trưởng Tác chiến, do anh Lê Trọng Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng trực tiếp chỉ đạo 11 . Ngoài công việc thường xuyên, mỗi tuần tổ tập trung hai ngày tại phòng làm việc của anh Tấn. Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, ngày 5-6-1973, Tổ trung tâm hoàn thành bản dự thảo Đề cương kế hoạch chiến lược mang số 305 TG1.

***

Tư tưởng chiến lược của Đảng toả khắp các chiến trường.

Nghị quyết của Bộ thống soái tối cao đã biến thành hành động cách mạng. Sau nửa năm đấu tranh gay go quyết liệt, các cuộc hành quân lấn chiếm, "bình định" của địch bước đầu bị chặn lại. Quân ta hoạt động mạnh.

Thương vong của quân nguỵ đã vượt khỏi con số 100.000. Một số vũ khí Mỹ vừa đổ vào, lọt vào tay Quân giải phóng.

Địch vừa ăn cướp vừa la làng.

Vụ thông tin báo chí Bộ Ngoại giao ta công bố cuốn sách trắng đề ngày 7-5-1973 tố cáo Mỹ và chính quyền Sài Gòn vi phạm có hệ thống Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, vạch rõ Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với tình hình nghiêm trọng này.

Hiệp định Paris bị đe doạ.

Anh Lê Đức Thọ lên đường trở lại bàn đàm phán.

Cái thế của ta ở chiến trường cũng là cái thế của các nhà ngoại giao Việt Nam trước đối phương. Trước khi đi, anh Thọ nhiều lần trao đổi với tôi và anh Dũng.

Qua đồng chí Hồ Quang Hoá, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến và là trợ lý giúp anh Thọ về quân sự, Bộ Tổng Tham mưu cung cấp đều đặn tình hình quân sự và những nhận định chiến lược để các nhà ngoại giao của ta tham khảo.

Với trò "ngoại giao con thoi", Kítxinhgiơ bay đi bay lại giữa Oasinhtơn và Paris, giữa Paris và Sài Gòn tìm cách cứu vãn tình thế. Níchxơn bị ám ảnh bởi vụ bê bối Oatơghết lúc này đã phơi ra ánh sáng. Hình ảnh năm tay chân đắc lực của Đảng Cộng hoà chui vào đặt máy nghe trộm tại trụ sở của Uỷ ban toàn quốc Đảng Dân chủ đóng ở khu nhà Oatơghết bị bắt quả tang tháng 6-1972 làm tắt ngấm hào quang của chiếc ghế tổng thống Hoa Kỳ. Ông ta không còn đầu óc nào mà nghĩ nhiều đến Việt Nam, nhất là khi quân Mỹ đã rút đi, tù binh Mỹ đã về nước. Tuy vậy, ông ta vẫn phải đe nẹt Thiệu, vì y lại phản ứng không chịu chấp nhận bản thông cáo chung đã được phác thảo.

Thư và thông điệp lại bay tới Sài Gòn. Theo các tài liệu tiết lộ năm 1989, lần này, Níchxơn thẳng thừng đe doạ Thiệu: "… Tôi muốn lặp lại rằng mong muốn duy nhất của chúng tôi là tăng cường sự đoàn kết của tôi đối với ngài. Tôi không thể tin được rằng ngài sẽ đặt tôi vào một vị trí buộc tôi phải giải thích với nhân dân Mỹ một lý do của việc sụp đổ các cuộc đàm phán, điều sẽ dẫn đến tức thời việc cắt đứt các ngân sách cho Lào, Campuchia và sau cùng cho Việt Nam".

Đặc phái viên của tổng thống Sáclơ Oaitơhaoxơ mỗi lần bay tới Sài Gòn, lại mang theo những bức thư với lời lẽ cứng rắn hơn:

"Điều ngài phải quyết định là chỉ thị cho đại diện của ngài ở Paris tham gia với tiến sĩ Kítxinhgiơ trong việc ký kết bản thông cáo với nội dung như hiện nay, bất chấp những nghi ngại thứ yếu mà ngài đã trình bày; bằng ngược lại, nếu ngài từ chối việc ký kết, từ bỏ hiệp ước, ngài sẽ chịu những hậu quả tai hại khôn lường đối với sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ".

Trong bức thư cuối cùng, không còn giữ ý bằng ngôn ngữ ngoại giao, Níchxơn xẵng giọng:

"Đây không còn là vấn đề bàn cãi giữa những người tham gia đàm phán, hoặc giữa các luật sư, các chuyên gia. Bây giờ đây là vấn đề trực điện giữa hai chúng ta.

Sự lựa chọn của ngài tùy thuộc ở ngài. Tiến sĩ Kítxinhgiơ đã được chỉ thị trở về Oasinhtơn vào chiều mai. Bất cứ sự trì hoãn hoặc né tránh nào với bất kỳ lý do gì đều không được chấp nhận".

Không cần đến củ cà rốt, chỉ cái gậy cũng mang lại kết quả.

Cuối cùng, hai bản thông cáo chung về những biện pháp cần thiết để thi hành triệt để và nghiêm chỉnh Hiệp định Paris về Việt Nam đã được ký kết tại lâu đài La Xen Xanhcơlu trong sự cay đắng của Nguyễn Văn Thiệu.

***

Đã đến thời điểm cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương phải quyết định những vấn đề đường lối chiến lược cơ bản.

Tình hình, đã sáng tỏ thêm nhiều.

Bộ Chính trị triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 vào tháng 6-1973, nhằm khẳng định đường lối cách mạng Việt Nam trong giai đoạn cuối cùng của chiến tranh. Quân uỷ Trung ương được giao chuẩn bị nội dung của hội nghị.

Nhận lãnh trách nhiệm trước Bộ Chính trị, tập thể Quân uỷ Trung ương dành nhiều tâm lực suy nghĩ, nghiên cứu, đề xuất, trao đổi ý kiến. Một số cán, bộ cơ quan Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần cũng được huy động, trong điều kiện tuyệt đối bí mật. Tôi tập trung suy nghĩ về các vấn đề chiến lược trong giai đoạn cuối của chiến tranh. Trực tiếp giúp tôi là các đồng chí Tổng Tham mưu phó Lê Trọng Tấn và Cao Văn Khánh, hai đồng chí từng chỉ huy đánh lớn, hai đồng đội gắn bó lâu năm trong nhiều chiến dịch, hai người bạn chiến đấu trung thực, chân thành.

Việc đầu tiên tôi nghĩ tới là mời các đồng chí trong đoàn cán bộ B2 đến trao đổi, làm việc.

Cuộc họp được tổ chức ngày 11-6-1973 tại "Nhà con rồng", nơi làm việc của Quân uỷ Trung ương, trên nền cũ của điện Kính Thiên thời Lê, nguyên là hành cung của các vua nhà Nguyễn khi ra kinh lý Bắc Hà với chín bậc thềm cao và bốn con rồng đá tạo khắc tinh vi còn nguyên vẹn.

Các đồng chí có trách nhiệm trong Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh đến dự đông đủ. Mọi người thảo luận hăng say, quên cả cái nắng đầu mùa.

Với thực tiễn chiến đấu và bề dày kinh nghiệm chiến trường, các anh ở B2 dự đoán sắp tới, trọng điểm bình định của địch sẽ là đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệm vụ hàng đầu ở B2 là kiên quyết đánh bại các cuộc hành quân lấn chiếm của địch, giữ vững vùng giải phóng, vùng tranh chấp và các căn cứ "lõm" trong vùng sâu, mở rộng diện tranh chấp, giành lại dân, mở thêm diện làm chủ, từng bước mở thêm diện giải phóng ở những nơi có điều kiện.

Muốn vậy, phải xây dựng lực lượng mạnh, tăng lực lượng địa phương lên gấp đôi, bảo đảm quân số chiến đấu của bộ đội chủ lực, tăng khả năng cơ động và sức đột phá của bộ đội trong chiến đấu tiến công. Mục tiêu đề ra là đột phá hệ thống phòng ngự của địch cỡ trung đoàn, tiêu diệt chiến đoàn hoặc sư đoàn địch trong tác chiến vận động.

Tôi chăm chú lắng nghe tất cả các ý kiến. Trong đầu đã lóe lên những gì cần suy nghĩ để đề xuất với Trung ương. Cùng với Bộ Tổng Tham mưu và Tổng cục Hậu cần, tôi giải quyết các yêu cầu của chiến trường B2, trước mắt bổ sung ngay 17.000 quân chiến đấu. Đây là một cố gắng rất lớn của hậu phương miền Bắc, của các đảng bộ, chính quyền và cơ quan tổ chức động vìên các cấp vì tôi biết rất rõ, từ năm 1964 đến năm 1973, hậu phương lớn đã chi viện hết mình. Chỉ riêng các tỉnh thuộc Quân khu Tả ngạn sông Hồng, đã chi viện cho các chiến trường miền Nam 560.000 quân. Tuy vậy, trước thời cơ lớn đang xuất hiện, vẫn phải kiên quyết chi viện chiến trường.

Tôi gợi ý nên phổ biến rộng rãi kinh nghiệm của Quân khu IX, tích cực làm công tác tư tưởng chống hoà bình chủ nghĩa, chống ảo tưởng, mơ hồ, nâng cao tinh thần cảnh giác đối với âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt của kẻ thù. Cũng phải dần dần huy động lực lượng tại chỗ để bổ sung cho bộ đội chủ lực và ra sức phát triển dân quân du kích. Về cách đánh, ngoài tiến công tiêu diệt cứ điểm, chi khu, quận lỵ, nên chú trọng dùng đặc công đánh vào các sở chỉ huy, sân bay, bến cảng, các căn cứ hậu cần.

***

Sau cuộc họp, tôi tranh thủ nghe báo cáo của các cục thuộc Bộ Tổng Tham mưu, Tổ trung tâm, các đồng chí ở Bộ Ngoại giao, các đồng chí trong Ban liên hợp quân sự bốn bên ra Bắc họp.

Các nguồn tin cho biết: Qua cuộc viếng thăm Sài Gòn của Phó Tổng thống Mỹ Ácniu cuối tháng 1-1973, Mỹ cố xoa dịu Thiệu cho đỡ cơn hốt hoảng. Điều đáng chú ý là Mỹ không hề công khai hoặc úp mở hứa hẹn gì với Thiệu, ngoài hai kế hoạch "Tăng cường" và "Tăng cường cộng" đổ vũ khí, phương tiện chiến tranh vào miền Nam. Sau cuộc viếng thăm Mỹ tháng 3-1973, Thiệu cũng không hy vọng được gì thêm ngoài một lời hứa suông tại Xan Klaimân: "Ngài có thể trông cậy vào chúng tôi".

Lúc này, vụ Oatơghết đã rộ lên. Níchxơn ở vào thế bị động, lúng túng. Nước Mỹ muốn quên đi cuộc chiến tranh Việt Nam, muốn quên luôn cả nguỵ quyền Nguyễn Văn Thiệu. Đã có những rạn nứt giữa Kítxinhgiơ và Thiệu, giữa Níchxơn và Thiệu, giữa Quốc hội Mỹ và chế độ Sài Gòn. Thiệu lo lắng thực sự về khả năng sẽ bị Mỹ bỏ rơi.

Tâm trạng người dân Sài Gòn cũng khá phức tạp.

Nguỵ quân, nguỵ quyền và gia đình họ lo lắng, hoang mang khi các sĩ quan và chiến sĩ "Việt cộng" xuất hiện trên đường phố. Có người phỏng đoán "Việt cộng" sẽ đến tiếp quản Sài Gòn một khi người Mỹ đã ra đi!

Quân Mỹ đã rút hết. Phố xá không còn cảnh náo loạn như trước. Sân bay Tân Sơn Nhất bớt ầm ào, không cỏn mấy phi vụ của máy bay quân sự Mỹ. Giới buôn bán nuối tiếc thời làm ăn "hốt bạc" hồi quân Mỹ còn ở đây.

Vợ lính nguỵ không còn đi làm cho Mỹ, đánh giày hoặc bán thuốc lá rong quanh các trại lính Mỹ. Gạo ở lục tỉnh không về Sài Gòn nhiều như trước. Hàng nhập khẩu bị cắt giảm. Nạn thất nghiệp lan tràn. Đồng tiền phá giá rất nhanh. Giá cả tăng vọt. Nạn tham nhũng không trừ ở một cấp nào. Trong quân đội, đó là nạn "lính ma", "lính kiểng". Bất cứ ai có chức, có quyền đều tranh thủ vơ vét "chụp giật" để tính chuyện mai sau.

Để tồn tại, nguỵ quyền ra sức bắt lính, đôn quân.

Tình hình ấy càng làm cho người dân hoang mang, lo lắng. Càng đẩy quân đi lấn chiếm, giải toả các đường giao thông, số thương vong của quân nguỵ lại càng cao.

Cái "da báo" trên bản đồ miền Nam Việt Nam là mối đe doạ ngày đêm đối với Nguyễn Văn Thiệu.

Tình hình trên các chiến trường bước đầu có chuyển biến tích cực. Nhiều nơi đã kiên quyết đánh trả địch, tìm ra cách đánh thích hợp, từng bước giành lại thế chủ động. Tuy vậy, chuyển biến còn chưa đều khắp. Những nhận thức, tư tưởng lệch lạc và hành động tiêu cực không dễ khắc phục trong một sớm một chiều.

Về xây dựng lực lượng ở miền Nam, ta còn phải nhanh chóng giải quyết tình trạng mất cân đối giữa bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, giữa lực lượng vũ trang tập trung và dân quân du kích. Số lượng của lực lượng vũ trang quần chúng bị tiêu hao, nhất là ở vùng đồng bằng. Sức chiến đấu của bộ đội chủ lực chưa nâng lên được như đầu năm 1972. Việc triển khai xây dựng cơ sở xây dựng thế đứng của các vùng còn rất chậm; việc xây dựng kinh tế, tăng gia sản xuất chưa giải quyết được khó khăn về lương thực, nhất là ở miền Đông Nam Bộ và đồng bằng Khu 5.

Đánh giá tình hình quân nguỵ, có thể thấy chỗ mạnh của chủng là quân số còn đông, lại được Mỹ tiếp tục viện trợ về quân sự, kinh tế; lực lượng địa phương và lực lượng hậu bị được chúng ra sức củng cố, hệ thống phòng ngự và kìm kẹp ở cơ sở gây cho ta tổn thất; chúng còn kiểm soát được những thành thị và địa bàn đông dân, nhiều của, có thể khai thác được nhân, tài, vật lực tại chỗ, còn kiểm soát được nhiều trục đường giao thông quan trọng.

Ngược lại, nguỵ quân, nguỵ quyền Sài Gòn có những chỗ yếu rất nghiêm trọng. Nội bộ chúng đầy mâu thuẫn.

Phong trào đấu tranh của nhân dân chống Mỹ - nguỵ tăng lên. Sau khi nửa triệu quân Mỹ và quân các nước phụ thuộc Mỹ đã rút đi, tinh thần nguỵ quân nguỵ quyền sa sút, rệu rã. Sức chiến đấu của quân nguỵ về thực chất giảm đi rõ rệt. Nếu năm 1971, khi lấn chiếm vùng U Minh, địch chỉ dùng 30 tiểu đoàn đã làm cho ta phải đối phó vất vả, thì năm nay, khi đánh vào tám xã thuộc Chương Thiện (Khu IX), địch tập trung 25 tiểu đoàn, tăng lên 50 tiểu đoàn, rồi 75 tiểu đoàn mà vẫn thất bại.

Nhìn tổng quát, toàn diện, từ sau Hiệp định Paris, ngoại trừ những tổn thất lúc đầu, ta đã mạnh lên nhiều cả về thế và lực. Vấn đề cơ bản đặt ra là phải kiên quyết kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, pháp lý, ngoại giao, binh vận, từng bước đánh bại mọi hành động phá hoại Hiệp định Paris, làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta, buộc địch phải chấp nhận hoà bình và thắng chúng trong hoà bình, đồng thời sẵn sàng đánh thắng chúng nếu chúng gây lại chiến tranh.

Trong quá trình chuẩn bị Hội nghị Trung ương, chúng tôi thảo luận các vấn đề xây dựng lực lượng ở miền Bắc, miền Nam, cách đánh tiêu diệt sinh lực quân nguỵ để làm chuyển biến cục diện chiến trường. Tôi chỉ thị cho Bộ Tổng Tham mưu khấn trương lập các quân đoàn, những "quả đấm chủ lực" sẵn sàng sử dụng ở thời điểm quyết định, nghiên cứu phương thức tác chiến theo hướng tiêu diệt chi khu, quận lỵ, chiến đoàn, lữ đoàn địch đi ứng cứu, tiêu diệt sư đoàn địch.

Về chống phá "bình định", kinh nghiệm của đồng bằng sông Cửu Long, nhất là kinh nghiệm của Khu IX, chứng tỏ quân và dân ta hoàn toàn có khả năng làm thất bại âm mưu chiến lược này của địch. Tôi yêu cầu Bộ Tổng tham mưu tích cực nghiên cứu vấn đề này, đặc biệt chú ý phương châm, phương thức đánh địch, bám đất bám dân, phối hợp các lực lượng chủ động kiên quyết đánh trả địch. Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng Tham mưu đã nghe anh Lê Đức Anh từ chiến trường ra báo cáo tình hình Khu IX và Khu 8. Lập trường kiên quyết cảnh giác của Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Khu IX đã mang lại thắng lợi ngay từ đầu. Kinh qua đấu tranh, càng linh hoạt, sáng tạo, thắng lợi càng lớn. Các anh Văn Tiến Dũng, Lê Trọng Tấn trực tiếp chỉ đạo Cục Tác chiến và Cục Dân quân phối hợp chuẩn bị một hội nghị chuyên đề sẽ triệu tập vào cuối năm.

***

Sự chuẩn bị công phu của Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh tiến hành khẩn trương, bí mật suốt hai tháng trời. Một bản báo cáo được hoàn thành. Đây là nội dung ý kiến trung tâm trong Hội nghị Trung ương lần thứ 21 khai mạc vào cuối tháng 6-1973.

Hội nghị họp đợt đầu trong một tuần lễ.

Các đồng chí uỷ viên Trung ương về dự khá đông đủ. Báo cáo của Quân uỷ Trung ương phân tích kỹ tình hình địch, ta ở miền Nam, tình hình chiến trường sáu tháng sau khi có Hiệp định Paris, bối cảnh quốc tế phức tạp hồi bấy giờ, âm mưu, thủ đoạn của chính quyền Níchxơn và nguỵ quyền Nguyễn Văn Thiệu, đánh giá so sánh lực lượng trên chiến trường và trong cả nước, chỗ mạnh, chỗ yếu của địch, của ta, khả năng của Mỹ - nguỵ, và những tình huống chiến lược có thể xảv ra. Bản báo cáo cũng đề xuất với Ban Chấp hành Trung ương những kiến nghị về phương hướng, chủ trương và kế hoạch hoạt động ở miền Nam trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh đấu tranh ở vùng tạm bị chiếm và vùng tranh chấp, xây dựng lực lượng, củng cố vùng giải phóng.

Sau khi nghe báo cáo, đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn phát biểu ý kiến, nêu rõ quyết định của Bộ Chính trị triệu tập Hội nghị Trung ương Đang lần này nhằm đánh giá tình hình từ sau Hiệp định Paris, đánh giá so sánh lực lượng, chỗ mạnh chỗ yếu của ta và địch, làm cơ sở xác định phương châm, phương thức đấu tranh, đưa cách mạng đến thắng lợi mới. Với nhãn quan chiến lược sắc sảo anh Ba điểm lại tình hình cuộc đấu tranh của đồng bào và chiến sĩ miền Nam từ khi có Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1959) đến lúc này, khẳng định thắng lợi của ta có ý nghĩa rất to lớn.

Giọng nói miền Trung của anh thật nhiệt tình, sôi nổi. Anh nêu rõ: Sau Hiệp định Paris, tuy Mỹ vẫn còn dính líu, địch còn có những chỗ mạnh, nhưng những chỗ mạnh đó nằm trong thế thất bại, thế đi xuống. Trước âm mưu của Mỹ - nguỵ công khai, trắng trợn phá hoại Hiệp định, tiếp tục chiến tranh thì cách mạng miền Nam nhất định phải tiến lên bằng con đường bạo lực.

Chiến lược của ta là chiến lược tiến công. Vấn đề quân sự phải đặt lên hàng đầu. Đấu tranh chính trị lúc này phải kết hợp với đấu tranh quân sự, binh vận và pháp lý để giành dân, giành quyền làm chủ. Anh Ba gợi ý một số vấn đề thảo luận và yêu cầu các uỷ viên Trung ương đề cao trách nhiệm đóng góp ý kiến và quyết nghị.

Tôi phát biểu nhấn mạnh sự chuyển biến về so sánh lực lượng ta - địch, kinh nghiệm của trận đánh chiếm lại cảng Cửa Việt (Quảng Trị) và của Quân khu IX, kiên quyết đánh trả địch, kiên quyết chống phá "bình định", chống ảo tưởng hoà bình. Đi sâu vào bản chất cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, tôi nêu rõ Mỹ "Việt Nam hoá chiến tranh", buộc phải dùng nguỵ quân, nguỵ quyền làm chỗ dựa. Đây là một sai lầm lớn của Mỹ. Nguỵ mạnh hay yếu sẽ tác động có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ cục diện chiến tranh ở Việt Nam, nhất là sau khi Mỹ đã rút quân. Trong thời kỳ đầu quân nguỵ còn có thể chống đỡ nhờ vào hoả lực của Mỹ. Nhưng càng về sau, bị ta đánh mạnh, chúng sẽ bộc lộ nhiều nhược điểm, khó khăn không thể khắc phục được và sẽ tan rã nhanh chóng.

Các anh Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Hoàng Quốc Việt, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Lê Văn Lương, Tố Hữu… nêu lên những vấn đề có tầm chiến lược về chính trị, quân sự, ngoại giao, trong nước và trên thế giới. Các anh lãnh đạo chl huy các chiến trường: Anh Mười Cúc, anh Trà, anh Năm Công, anh Trần Hữu Dực, anh Sáu Dân, anh Sáu Đường… đóng góp nhiều kinh nghiệm thực tiễn, đề xuất nhiều sáng kiến về phương thức và biện pháp đấu tranh.

Hội nghị Trung ương diễn ra trong nhiều ngày. Tinh thần dân chủ được nêu cao. Các đồng chí uỷ viên Trung ương phát huy tinh thần trách nhiệm, thảo luận kỹ tất cả mọi vấn đề đường lối, chiến lược của cách mạng miền Nam, nhiệm vụ của hậu phương lớn miền Bắc, đường lối quốc tế vấn đề đoàn kết Việt Nam - Lào - Campuchia, công tác xây dựng lục lượng, đấu tranh giành dân, giành quyền làm chủ, công tác binh vận, công tác đô thị, công tác vùng giải phóng, công tác mặt trận, công tác ngoại giao, công tác xây dựng đảng. Các ý kiến đều được trình bày đầy đủ, có hệ thống, tranh luận, phát biểu nhiều lần, không hạn chế thời gian.

Về đánh giá so sánh lực lượng, Hội nghị nhất trí với ý kiến chuẩn bị của Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh là thế và lực của cách mạng miền Nam lúc này mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào từ năm 1954 đến nay. Khi Mỹ đã rút đi, ta càng mạnh. Từ chỗ đánh giá như vậy, Hội nghị chỉ rõ thời cơ chiến lược sẽ đến.

Về các khả năng phát triển của tình hình, Hội nghị dự kiến có thể phát triển theo hai khả năng:

- Một là, ta đấu tranh tích cực, buộc địch phải từng bước thi hành Hiệp định Paris, tình hình miền Nam ổn định, hoà bình được thật sự lập lại. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta tuy còn lâu dài, gian khổ, nhưng sẽ tiến lên mạnh mẽ.

Hai là, Mỹ - nguỵ ngoan cố phá hoại Hiệp định, xung đột quân sự có thể tăng cường độ, chiến tranh quy mô ngày càng lớn. Ta phải tiến hành chiến tranh cách mạng gay go quyết liệt để giành thắng lợi hoàn toàn.

Khả năng thứ nhất có ít, nhưng cần tranh thủ thực hiện, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đối phó với khả năng thứ hai.

Qua thảo luận, mọi người đều nhất trí: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới là đoàn kết toàn dân, tiếp tục thực hiện chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Dù tình hình phát triển theo khả năng nào, cách mạng chỉ có thể thắng lợi bằng con đường bạo lực cách mạng. Bất kỳ trong tình huống nào ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững chiến lược tiến công và chỉ đạo linh hoạt để giành thắng lợi. Trước mắt, phải nắm vững lực lượng vũ trang, củng cố, phát triển và tăng cường ba thứ quân thật mạnh, khắc phục tình trạng mất cân đối. Bố trí lực lượng phải tạo thế căng kéo địch, không để cho chúng lấn chiếm ở từng khu vực. Phải coi vấn đề giành dân, giành quyền làm chủ, phát triển thực lực của cách mạng là yêu cầu vừa bức thiết vừa cơ bản trong giai đoạn mới.

Ngày 6-7-1973, đồng chí Bí thư thứ nhất kết luận hội nghị. Đồng chí nêu rõ sự nhất trí cao của Ban Chấp hành Trung ương về quyết tâm giải phóng miền Nam.

Việt Nam sẽ không như Triều Tiên, Đông Đức. Đây là một quyết tâm rất lớn, có ý nghĩa lịch sử và quốc tế. Với đường lối cách mạng đúng đắn, với phương pháp cách mạng kết hợp quân sự, chính trị, ngoại giao… động viên cả nước vì miền Nam ruột thịt, nhất định chúng ta sẽ thực hiện được. Tinh thần cốt lõi của Hội nghị Trung ương lần này là cách mạng miền Nam phai tiếp tục tiến lên bằng con đường bạo lực cách mạng. Chúng ta luôn luôn giương cao ngọn cờ hoà bình, chính nghĩa, đấu tranh buộc địch phải thi hành Hiệp định Paris để thắng địch. Nhưng nếu địch ngoan cố tiếp tục chiến tranh thì ta phải tiến hành chiến tranh cách mạng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà.

Hướng đi lên của cách mạng miền Nam đã rõ ràng.

Nội dung Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 21 hình thành từ Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng tháng 5-1973, tiếp đó từng bước hoàn chỉnh qua nhiều lần thảo luận và khảo nghiệm. Tôi cùng anh Vũ Tuân, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng tổng hợp, chỉnh lý, làm việc suốt mấy tuần liền, cân nhắc từng câu từng chữ. Cuối cùng, Nghị quyết được Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhất trí thông qua ngày 4-10-1973, khẳng định: "Con đường cách mạng của miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào ta cũng phài nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công".

***

Trong thời gian này, theo chỉ thị của Bộ Tổng tư lệnh, Tổ trung tâm khẩn trương nghiên cứu, chỉnh lý, bổ sung bản dự thảo "Đề cương kế hoạch chiến lược" đầu tiên. Còn biết bao vấn đề đặt ra để suy nghĩ, tìm phương án tối ưu để giành thắng lợi. Dựa vào ý kiến của đồng chí Bí thư thứ nhất trong những ngày chuẩn bị Hội nghị Trung ương lần thứ 21, thường nhấn mạnh khả năng phát động tổng khởi nghĩa kết hợp với tổng công kích, lấy địa bàn chủ yếu là thành thị để giải phóng miền Nam, ngày 16-7-1973, bản dự thảo lần thứ hai với đầu đề "Đề cương nghiên cứu kế hoạch tổng công kích, tổng khởi nghĩa ở miền Nam" đã được trình lên.

Tuy cụ thể hơn, nhưng đề cương lần này vẫn còn nhiều điểm lớn phải tiếp tục nghiên cứu trao đổi. Tổ trung tâm lại phải tiếp tục làm việc và một tháng sau, ngày 15-8-1973, đã hoàn tất bản dự thảo lần thứ ba nêu lên những đặc điểm của cuộc tổng khởi nghĩa sắp diễn ra, dự kiến tình huống dẫn đến tổng khởi nghĩa và thời cơ tổng khởi nghĩa, đề ra các biện pháp phát huy sức mạnh tổng hợp chính trị - quân sự của ta để tiến hành tổng khởi nghĩa, tổng công kích, lấy phát động quần chúng tổng khởi nghĩa làm khâu chủ yếu nhất, trọng điểm số 1 là Sài Gòn.

Thời cơ đã đến gần. Nhưng giành thắng lợi bằng cách nào, đó là điều không đơn giản.

Tôi chỉ thị Tổ trung tâm sưu tầm, báo cáo kinh nghiệm kết thúc cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô, cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Trung Quốc, và giai đoạn cuối cùng của một số cuộc chiến tranh khác. Tại Quân khu bộ Quân khu III, tôi trực tiếp nghe anh Hoàng Minh Thảo báo cáo về kinh nghiệm Liên Xô. Do quy mô chiến tranh hiện đại, nên từ sau cuộc phản công ở Stalingrát và trận quyết chiến ở vòng cung Cuốcxcơ, quân đội Xô viết cùng quân đội các nước Đồng Minh mở những chiến dịch rộng lớn, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Tôi cũng nghe đồng chí Hoàng Minh Phương báo cáo về cách đánh của quân đội Trung Quốc trong giai đoạn cuối cùng. Ở đây, Quân giai phóng ít đánh thành phố, thiên về vây thành diệt viện, đánh ở các khu vực xung quanh. Tuy vậy, cũng như ở Liên Xô, Trung Quốc vẫn phải đánh những trận tiêu diệt chiến lớn và đánh vào thành phố. Liên hệ với tình hình miền Nam nước ta, tôi thấy không thể đặt tổng khởi nghĩa lên đầu, mà tất yếu phải có những trận tiến công lớn, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực của địch, tạo điều kiện đánh vào thành phố, vào sào huyệt chủ yếu của địch kết hợp chặt chẽ với nổi dậy của quần chúng để kết thúc chiến tranh, giành toàn thắng. Nhiều lần, tôi trao đổi vấn đề này với đồng chí Bí thư thứ nhất.

Cuối cùng, anh Ba đồng ý phải phát huy, phối hợp cả ba quả đấm mạnh là nông thôn, thành thị và chủ lực, thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi.

Tôi yêu cầu Tổ trung tâm tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh đề cương kế hoạch chiến lược theo phương hướng đó Một lần nữa, những bộ óc tham mưu dạn dày kinh nghiệm lại phải làm việc không kể ngày đêm.

***

Ngày 12-9-1973, nhân dân ta nồng nhiệt đón đồng chí Phiđen Caxtrô, Thủ tướng Chính phủ Cộng hoà Cuba sang thăm Việt Nam. Bộ Tổng tham mưu tổ chức đưa Phiđen vào thăm Quảng Bình, Vĩnh Linh và vùng giải phóng Quảng Trị.

Tôi đã hai lần đến tuyến lửa này đầu năm 1973 trong hai chuyến đi thị sát vùng Cửa Việt, Khe Sanh, Bản Đông, đến Lùm Bùm, sông Tà Lê, qua dốc Phulanhích, đi dự Hội nghị tổng kết chiến dịch Đường số 9-Nam Lào và đặt kế hoạch củng cố vùng giải phóng. Cảnh tàn phá do bom đạn Mỹ gây ra, cảnh xơ xác, hoang tàn của Cồn Tiên, Dốc Miếu, Quán Ngang, đồi 241… khiến Phiđen hết sức xúc động và cảm phục. Nơi đây biết bao cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã ngã xuống trong các đợt tiến công và phản công chiến lược năm 1971-1972, làm nên những chiến công bất tử diệt Mỹ, diệt nguỵ, tạo thế, tạo lực đưa kháng chiến cứu nước đến thắng lợi.

Lúc này, bóng tối của quân xâm lược đã bị đẩy lùi.

Dưới ánh sáng của cách mạng, mầm mống của cuộc sống mới bắt đầu nảy nở. Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đặt gần Đông Hà, cạnh đường số 9 với những ngôi nhà gỗ lắp ghép, mái tôn, trần ván, nhưng không kém vẻ khang trang.

Lá cờ nửa đỏ, nửa xanh với năm cánh sao vàng bay hiên ngang trước gió.

Tình hình chưa ổn định. Với tác phong khẩn trương, bí mật như khi xung trận Môncađa năm xưa, vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên đến thăm vùng giải phóng miền Nam với khẩu súng ngắn bên mình. Thoắt ẩn thoắt hiện, Phiđen say sưa thăm hết nơi này đến nơi khác, vượt lên mọi nghi thức ngoại giao; có khi một đêm đổi chỗ ở tới mấy lần, chỉ chợp mắt vài mươi phút trên những chiếc giường dài quá cỡ.

Khi đến thăm thị trấn Đông Hà, con người cách mạng tiêu biểu của châu Mỹ Latinh đã nói lên suy nghĩ của mình: "Tập đoàn cứ điểm này bị đánh trong một thời gian có mấy ngày. Làm được như vậy trong hoàn cảnh phải chịu đựng những cuộc ném bom và sự khống chế trên không của lực lượng không quân Mỹ, thật là một chiến công khó có thể tưởng tượng được".

Thực tiễn chiến trường chinh phục bao trái tim bầu bạn. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng và nghệ thuật quân sự Việt Nam nhất định sẽ biến nghị quyết của Đảng thành thắng lợi huy hoàng.

***

Sau Hội nghị Trung ương, biết bao vấn đề được đặt ra. Quân uỷ Trung ương làm việc liên tục nhiều ngày bàn việc xây dựng các quân đoàn chủ lực, công tác cán bộ, kế hoạch nâng cao toàn diện chất lượng của lực lượng vũ trang đáp ứng kịp với tình hình. Thấy trước khả năng tác chiến quy mô lớn trong tương lai gần, Quân uỷ quyết định cử một đoàn cán bộ quân sự sang học một lớp bổ túc về tác chiến binh chủng hợp thành tại Học viện Vôrôsilốp ở Mátxcơva. Trưởng đoàn là thiếu tướng Nguyễn Hữu An, phó đoàn là đại tá Lê Hữu Đức.

Tôi tranh thủ gặp anh Nguyễn Côn, anh Đỗ Mười trao đổi về kết hợp kinh tế với quốc phòng, huy động lực lượng, tuyển quân, về quân đội tham gia xây dựng kinh tế ở miền Bắc và ở vùng giải phóng miền Nam. Hội đồng Chính phủ phê chuẩn kế hoạch của Bộ Quốc phòng xây dựng thêm và mở rộng đường Trường Sơn, bao gồm việc củng cố tuyến Tây Trường Sơn và xây dựng mới tuyến Đông Trường Sơn. Lực lượng công binh Đoàn 559 và cả ngành giao thông vận tải của miền Bắc được huy động để làm đường chiến lược.

Ngày 15-11-1973, đồng chí Bí thư thứ nhất Lê Duẩn gửi thư cho Trung ương Cục miền Nam, Khu uỷ Khu 5, Khu uỷ Trị - Thiên, đồng gửi Đảng uỷ Tây Nguyên. Bức thư nêu rõ hai khả năng phát triển của tình hình miền Nam, và nhấn mạnh: "Tình hình phát triển theo khả năng nào đều tùy thuộc vào thực lực và sự đối phó của ta, và điều quyết định trước hết là ta phải nhận rõ cách mạng miền Nam chỉ có thể giành được thắng lợi bằng con đường cách mạng không ngừng, bằng bạo lực, dựa vào sức mạnh chính trị và sức mạnh vũ trang của nhân dân, tận dụng và phát huy những nhân tố mới, thuận lợi mới do Hiệp định Paris đưa lại. Đó là tinh thần cơ bản của Nghị quyết 21" 12 .

Theo chỉ thị của Ban Bí thư và Thường trực Quân uỷ Trung ương, Tổng cục Chính trị triển khai quán triệt Nghị quyết 21 trong toàn quân. Một hội nghị cán bộ cấp cao từ Quân khu IV trở ra được triệu tập tại hội trường Tổng cục Chính trị ngay giữa thành Hà Nội.

Tôi dành trọn một ngày để phổ biến tinh thần của ban Nghị quyết lịch sử.

Khái quát tình hình từ lúc bắt đầu đánh Mỹ cho đến lúc ký Hiệp định Paris, tôi nêu rõ thắng lợi to lớn của quân và dân ta lần lượt đánh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt", "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ.

Bằng một đòn sấm sét bất ngờ giáng trúng phần lớn các trung tâm đầu não chiến tranh của Mỹ - nguỵ giữa Tết Mậu Thân (1968), chúng ta đã đẩy quân thù vào thế khủng hoang chiến lược hết sức trầm trọng. Chúng không thể tiếp tục leo thang nữa mà bắt đầu phải từng bước xuống thang chiến tranh và phải ngồi vào bàn đàm phán. Chúng phải bị động thay đổi chiến lược, "phi Mỹ hoá chiến tranh" rồi "Việt Nam hoá chiến tranh", một chiến lược mà ngay từ khi mới xuất hiện đã bộc lộ những yếu tố thất bại, phá sản không thể tránh khỏi.

Những nỗ lực phi thường đầy sự tích anh hùng, sáng tạo của quân và dân cả nước ta đã đánh bại ý chí xâm lược của Mỹ, buộc chúng phải ký Hiệp định Paris. Sau 18 năm chống Mỹ, cứu nước, ta đã giành được thắng lợi vĩ đại: mấy chục vạn quân Mỹ và quân chư hầu phải rút khỏi miền Nam, còn lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị của ta ở miền Nam vẫn tiếp tục duy trì và phát triển. Do đó, so sánh lực lượng địch - ta trên chiến trường thay đổi lớn có lợi cho ta. Nhìn chung trong cả nước, ta đã mạnh hẳn lên cả thế và lực. Đây là nhân tố chủ yếu khẳng định thời cơ lịch sử đã tới gần.

Lần này, Hội nghị Trung ương đã ra nghị quyết khẳng định con đường cách mạng miền Nam vẫn là con đường bạo lực cách mạng, tư tưởng chiến lược vẫn là tư tưởng, tiến công, tuyệt đối không thể mơ hồ, ảo tưởng.

Phương hướng hành động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải ra sức nhanh chóng tạo thế mới, lực mới, quyết tiến lên giành thắng lợi cuối cùng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Kết thúc bài nói, tôi yêu cầu Bộ Tổng Tham mưu khẩn trương nghiên cứu phương án tác chiến tiêu diệt sư đoàn quân nguỵ, phương án tiến công tiêu diệt tiểu đoàn địch trong công sự kết hợp với lữ đoàn địch chi viện ở đồng bằng, khẩn trương tổ chức huấn luyện ngay các binh đoàn chiến lược, các binh chủng kỹ thuật theo phương án tác chiến mới. Tôi cũng yêu cầu Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật nhanh chóng xây dựng, hoàn chỉnh kế hoạch công tác chuẩn bị và công tác bảo đảm các mặt, đáp ứng kịp thời yêu cầu của chiến tranh.

Như một luồng gió mới, Nghị quyết Trung ương lần thứ 21 đến với các chiến trường. Đồng bào, chiến sĩ cả nước sôi nổi hưởng ứng. Lãnh đạo và quần chúng chung một ý chí tiến công. Lý luận cách mạng và thực tiễn cách mạng đúc lại thành ánh sáng soi đường, biến thành hành động cách mạng sôi nổi, khẩn trương khắp từ tiền tuyến đến hậu phương, thành sức mạnh vô địch.

Trên chiến trường miền Nam, quân và dân ta chống trả địch quyết liệt, chặn đứng được phần lớn các cuộc "bình định" lấn chiếm của chúng. Ở Trị - Thiên, ta khôi phục lại thế đứng trước ngày ký Hiệp định Paris. Ở Khu 5, ta giành lại các vùng địch lấn chiếm. Ở Tây Nguyên, ta mở thêm được nhiều khu vực ở Trung Nghĩa (Kon Tum) và Chư Nghé (Pleiku). Ở miền Đông Nam Bộ, ta đánh mạnh, giải phóng thêm vùng Kiến Đức - Bù Bông, giải phóng hành lang nối liền Nam Bộ với Tây Nguyên. Ở Khu 8, ta làm chủ một số vùng ở nam, bắc đường số 4. Ở Khu IX ngay từ đầu ta đã kịp thời tiến công và phản công, nên không những giữ vững được hình thái địch - ta trước ngày 27-1-1973, mà còn giải phóng thêm nhiều địa bàn quan trọng.

Hậu phương lớn dốc sức người, sức của ra tiền tuyến, quân số các đơn vị Quân giải phóng được bổ sung.

Nhiều binh chủng kỹ thuật đã tới chiến trường. Đường vận chuyển chiến lược Trường Sơn được mở rộng, nối dài. Hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, xăng dầu tới tấp vào chiến trường. Sức mạnh của chiến tranh nhân dân ở miền Nam tăng gấp bội. Thời gian đang ủng hộ chúng ta.

***

Trên mỗi chặng đường của cuộc đấu tranh, tài thao lược của Đảng ta luôn luôn là nhân tố quyết định thắng lợi. Nhờ đánh giá đúng tình hình, dự kiến đúng thời cơ, chủ động và kiên quyết hành động, Đảng đã huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tạo nên thế và lực mới, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nếu như Nghị quyết 15 (khoá II) năm 1959 vạch ra đường lối cho cách mạng miền Nam, Nghị quyết 12 (khoá III) năm 1966 đã nêu lên phương hướng cơ bản để thực hiện nhiệm vụ lịch sử: "Đánh cho Mỹ cút", thì Nghị quyết 21 (khoá III) năm 1973 đã chỉ ra con đường đi tới hoàn thành nhiệm vụ lịch sử tiếp theo: "Đánh cho nguỵ nhào", như Bác Hồ đã sớm chỉ ra một cách hết sức thần tình từ mùa xuân 1969.

Một chặng đường lịch sử đã mở ra. ánh hào quang chiến thắng lấp lánh ở chân trời. Tương lai huy hoàng của dân tộc đang ở phía trước.

--------------------------------

1Mật ngữ quy ước dùng trong điện thoại hữu tuyến. Ý nói phải sử dụng bộ đội tăng, thiết giáp hồi đó do đồng chí Đào huy Vũ làm Tư lệnh, "liên hoan" là phối hợp tiến công. "Những đứa con khoẻ mạnh nhất" là xe tăng T54 mà quân nguỵ rất sợ. Đào Dũng là Chỉ huy trưởng lực lượng phòng thủ Cửa Việt.2Lúc này, anh Tấn là Tư lệnh chiến dịch Quảng Trị, anh Song Hào là Chính uỷ, anh Khánh là Phó Tư lệnh. Anh Đồng Sĩ Nguyên là Tư lệnh, anh Hoàng Thế Thiện là Chính uỷ Đoàn 559. Anh Vũ Xuân Chiếm là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Anh Quang Trung và Phan Văn Đường là Tư lệnh và Phó Chính uỷ Quân khu IV. Anh Thanh (tức Thanh Quảng) là Phó Chính uỷ mặt trận Trị - Thiên.3Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ.4Đồng chí Nguyễn Văn Linh.5Cuối năm 1972 sang đầu năm 1973. Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các chiến trường miền Nam đánh mạnh: tiêu diệt, bức hàng bức rút hàng trăm đồn bốt, mở thêm nhiều mảng, nhiều vùng, giành quyền làm chú trên nhiều địa bàn quan trọng. Kế hoạch được gọi là "Kế hoạch thời cơ".6Đồng chí Hoàng Văn Thái.7Đồng chí Võ Chí Công.8Đồng chí Chu Huy Mân.9Đồng chí Võ Văn Kiệt.10Đồng chí Nguyễn Minh Đường.11Từ đầu năm 1974, có anh Hoàng Văn Thái, Phó Tổng Tham mưu trưởng thứ nhất trực tiếp chỉ đạo.12Lê Duẩn: Thư vào Nam. Nhà xuất bản Sự thật. Hà Nội. 1985, tr. 333-334.

/10

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status