Thời Đại Kết Hôn Mới

Chương 17

/20


Quốc lái xe một mình lòng vòng trên các đường phố. Những lần cãi nhau với Tây trước đó cũng vậy, hoặc Tây bỏ đi, hoặc Quốc bỏ đi. Tây bỏ đi có thể về nhà mẹ, còn Quốc thì chỉ biết đi loanh quanh trên phố. Giờ thì tốt hơn trước rồi, ít nhất Quốc có thể lái xe đi lòng vòng. Một chiếc xe tải chở đầy hàng hóa đang đỗ phía trước. Chẳng biết nó từ đâu tới và đi về đâu nữa? Trên xe cũng chẳng biết chở gì? Người đang dỡ hàng trên đó là ai nhỉ? Liệu đó có phải là anh Thành cả ngày làm việc vất vả, tối đến vẫn bị điều đi dỡ hàng không nhỉ? Ngày hôm sau chỉ được đi làm muộn một chút mà hôm trước vẫn phải làm cả ngày. Không biết trong số những công nhân dỡ hàng này có Thành không nhỉ? Lúc ấy, hình ảnh ngày xưa lại chợt ùa về trước mắt: trong căn nhà đất, bên bếp đất, bố ngồi giữa, Quốc và Thành mỗi người một bên, trước mắt ba người là một hộp với hai quẻ thăm. Bố bảo hai anh em bốc thăm xem đứa nào được đi học đại học, anh trai bốc trước. Khi anh bỏ lại quẻ thăm vào giữa cái bếp, Quốc trông thấy tay anh nắm chặt. Đúng là, một lá thăm quyết định cả số phận, sự thật này mới tàn khốc làm sao? Anh bốc một trong hai lá thăm đó, ngừng lại giây lát sau đó mở ra nhìn, xem xong đưa lại cho bố, bước khỏi cái bếp, cúi gằm mặt chẳng nói lời nào rồi đi thẳng ra đồng làm việc. Chiếc thăm đó viết là: không học…

Quốc nắm chặt mắt lại, không dám nghĩ tiếp. Quốc dừng xe trước một quán rượu tình cờ gặp trên đường, xuống xe và bước vào trong quán. Trong đầu Quốc bị ánh đèn mờ choáng ngợp, trước mặt toàn những nhóm tụm năm tụm bảy, Quốc chọn một góc yên tĩnh nhất, ngồi xuống một lát thấy hơi hối hận, chỉ nghĩ rằng nơi đó ít người nhất, thật yên tĩnh mà không để ý rằng có người đang ngồi đó là người quen, là Giản Giai. Tất nhiên Giai cũng thấy bất tiện khi đụng phải Quốc ở đây, cả hai chào nhau thật miễn cưỡng, chỉ nói được bốn chữ “anh cũng tới à” lạnh nhạt mà thôi. Quốc biết vì sao Giai ngồi đây, Hàng và Giai đang cãi nhau mà, chắc đang buồn lắm. Giai thì không hiểu sao Quốc lại tới đây, Quốc vốn không phải người hợp với những nơi như thế này. Hỏi qua loa mới biết hóa ra lại cãi nhau với Tây. Giai chẳng buồn hỏi vì sao hai người cãi nhau. Trong lòng cũng có đôi chút cười thầm trên sự đau khổ của ban. Đáng đời, đó là báo ứng mà. Giai luôn thấy thất vọng về thái độ của Tây trong việc giữa mình và Hàng. Thái độ của bố mẹ Hàng có thể hiểu được nhưng Tây thì… Giai định ngồi một lát rồi đi, ngồi cho hết phép lịch sự thì thôi. Đúng lúc ấy, Giai và Quốc bắt đầu nói chuyện với giọng rất nghiêm túc: “Giai à, em có thể giúp anh một việc không?” Giai nhìn Quốc. Quốc vẫn nói tiếp: “Em tới bệnh viện phụ sản hỏi giúp anh xem, bệnh sảy thai tái phát rốt cuộc có chữa được không?”

Giai chợt hiểu vì sao: “Sao anh không bảo Tây đến?”

“Không thể để cô ấy biết.”

“Nếu không thể chữa được, anh có bỏ cô ấy không?”

Quốc không trả lời, mà im lặng là một sự đồng ý. Giai ngạc nhen giận dữ: “Anh Quốc, sao anh lại hành động chẳng có đạo lý gì thế, bệnh của Tây là do đâu chứ…”

Quốc phảy tay ngắt lời Giai, giọng nói trầm xuống: “Giai à, anh không muốn nhắc lại chuyện cũ, chẳng có nghĩa lý gì hết. Anh cũng không muốn em làm thẩm phán, ai phán xét thế nào anh cũng không nghe.”

Giai nói: “Lúc hai người kết hôn đã nói những gì? Chắc chắn là “bất luận chuyện gì xảy ra cũng quyết sống bên nhau trọn đời”. Đừng nói là chỉ sống hạnh phúc bên nhau còn đau khổ không thể sống chung. Càng không thể nói là nếu một lỡ bên nào mắc bệnh bên kia sẽ từ bỏ.”

Quốc bị mắng phủ đầu, đành từ từ nói hết ra những chuyện xảy ra gần đây một cách đơn giản nhất: “Không phải là anh không muốn sống bên cô ấy trọn đời, nhưng cô ấy không cho anh dũng khí để làm vậy.”

“Chẳng qua cũng chỉ là sắp xếp công việc cho anh trai của anh thôi đúng không?... Anh đi tìm Hàng mà hỏi.”

Quốc thở dài một tiếng “hừm”, rồi khẽ nói: “Nghe nói gia đình Tây không đồng ý chuyện của em.” Giai không trả lời. Quốc lại nói tiếp: “Rốt cuộc vì sao em lại bỏ Khải Đoạn? Đúng, anh ta không thể lấy em, nhưng phụ nữ các em vẫn thường nói là hạnh phúc chính là tiền đấy sao?”

Giai khẽ nhếch mép cười nhạt rồi hỏi lại Quốc: “Người phụ nữ nào nói thế?”

“Đúng là em không nghĩ vậy, thế thì đi nói với Hàng đi!”

“Anh ấy có tin không? Anh ấy và cả gia đình anh ấy nữa, đều cho rằng em từ bỏ Đoạn vì anh ấy không chịu lấy em, nếu Đoạn lấy em, em sẽ lập tức quay về bên anh ta.”

“Em sẽ không làm vậy hả?”

“Đương nhiên”

“Vì sao?”

“Vì em không cho rằng hạnh phúc là tiền bạc.”

Quốc gật đầu và không nói thêm gì nữa.

Trưởng phòng phát hành tới, sắp họp báo về cuốn sách của bố Tây nên anh ta đến để bàn với Tây và Giai xem nên tổ chức ở đâu. Ý của Tây là tổ chức ở phòng họp của nhà xuất bản, như thế sẽ giúp làm giảm giá sách. Còn ý của trưởng phòng là nếu đã làm phải làm cho chu đáo, làm hết sức vì giới phóng viên rất chú ý tới sự kiện này. Sau cùng anh ta cũng nói ra mục đích thực sự của việc anh ta tới đây, anh ta muốn buổi họp báo này sẽ diễn ra ở phòng họp tại công ty của Khải Đoạn, quả thực anh ta không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào được qua lại với người có tiền. Tây lập tức nghĩ tới Giai, buộc miệng hỏi luôn: “Sao cứ phải tổ chức ở công ty của họ?... Anh ta chẳng qua chỉ muốn khuếch trương danh tiếng của anh ta thôi.”

“Hai bên cùng có lợi, có gì mà không tốt chứ?... Vở kịch đó anh xem rồi, hào hoa, quý phái, nhuốm sắc cổ Trung Hoa, đặc biệt nhất là cánh cửa chìm trong bức tường, một cánh cửa bí mật, nhìn qua cứ ngỡ chỉ là một bức tường, thực ra là có một công tắc, ấn vào đó, bức tường sẽ từ từ mở ra, bên trong không phải là hang động. Nghe nói Lý Sư Sư và Tống Huy Tông thời nhà Tống đã gặp nhau ở đó. Huy Tông mặc kệ thân phận mình, đã gặp Sư Sư ở đó, và đó là một kế hoạch bí mật, thật lãng mạn và đa tình!...”

Tây ngắt lời anh ta: “Trưởng phòng, chuyện này đợi Giai về rồi nói tiếp nhé.”

Trưởng phòng phẩy tay: “Vì sao phải đợi Giai? Anh tới đây là để thông báo chứ không phải để bàn bạc với hai em. Bởi vì trợ lý của ông Đoạn đã bàn với anh xong xuôi rồi!... Tây à, em đừng có mà trở mặt đấy, người ta tài trợ một khoản mình không thể lo nổi thì mình cũng cần phải biết tôn trọng ý muốn của người đầu tư chứ!”

“Cái gì mà ý muốn của chủ đầu tư, chẳng qua là trao đổi song phẳng mà thôi. Ai có tiền thì nghe người đó hả, có sữa là thành mẹ hết chắc.”

“Em nói đúng đấy, có sữa là thành mẹ, không có sữa em có thể lớn thế này không?”

“Sữa bò cũng là sữa đấy, anh gọi bò là mẹ đi.”

Giai trở về, nghe thấy hai người đang cãi nhau gay gắt tự nhiên cũng có chút cảm tình hơn với Tây. Xem ra Tây cũng không như Giai vẫn nghĩ, chỉ cần giữ Hàng lại và đẩy Giai ra ngoài, đẩy vào tay Khải Đoạn chắc.

Khi trong lòng mềm yếu hơn, Giai lại không thể không kể cho Tây nghe chuyện đã tình cờ gặp Quốc. Sở dĩ Giai phải nói là vì muốn tốt cho Tây. Vì thế khi nói ra, với tính cảnh giác cao của Tây, Giai cố gắng giải thích cho những thái độ quá khích của Quốc. Trọng tâm nói về hai việc: một là Quốc rất để ý tới việc Tây có thể sinh con hay không, hai là Quốc cũng rất để ý tới việc gia đình Tây có thể sắp xếp việc mới cho anh Thành không. Tây nghe nói vậy có phần lo lắng, lập tức tới công trường tìm Hàng.

“Chị, đừng vì cuộc hôn nhân của mình mà bắt cả nhà mình là nô lệ cho gia đình nhà họ Hà thế!” Hàng nói.

“Hàng, việc này với em chỉ là một cái phảy tay thôi mà.”

“Chỉ cái phảy tay thôi sao? Chị đùa chắc! Tên chủ thầu đó muốn thương lượng với em, bắt em ký vào biên bản nghiệm thu công trình không đủ quy cách đấy.”

“Vậy thì thay người khác!”

“Thay người? Người không có ô dù mà được làm chủ thầu chắc? Tên đó đã làm giám đốc hai dự án rồi đấy. Đến phút cuối có khi còn chẳng biết ai thay ai nữa ý chứ.”

“Thế sao em không nói từ đầu? Chị cũng dễ giải thích với anh rể! Anh ấy cứ nghĩ em không chịu giúp, mà nguyên nhân là vì mẹ với chị phản đối chuyện em và Giai.”

Hàng cười nhạt: “Tiểu nhân. Em chẳng muốn giải thích dài dòng với người như thế.” Rồi quay đi luôn.

Tây gọi với theo: “Hàng, thực sự không thể giúp hả?”

“Không thể!” Hàng trả lời vọng từ xa. Tây chỉ biết đứng nhìn thất thần theo bóng Hàng.

Từ sau khi cãi nhau với Quốc, Tây về nhà mẹ ở. Không giống các lần trước, lần này đi, Tây nói với Quốc về lí do đi thật khách sáo rằng: Cuốn sách của bố đang ở giai đoạn cuối cùng, công việc rất gấp, ở nhà lại không có giúp việc, Tây về có thể giúp được đôi chút. Hơn nữa là biên tập chính cho cuốn sách của bố, có gì ở nhà cũng tiện thảo luận với bố luôn. Tóm lại Tây tìm rất nhiều lí do khác nhau. Trước đây muốn đi Tây đi luôn, đá thúng đụng nia để đối phương biết rằng mình đi là vì giận dữ. Lần này Tây không làm vậy, vì Tây cảm nhận được rằng Quốc cũng chẳng quan tâm tới chuyện Tây có giận dỗi hay không nữa, Tây làm vậy chỉ có thể tự chịu thiệt mà thôi. Tây thực sự cũng không muốn trốn ở nhà một mình, sự lạnh nhạt, mặc kệ, dửng dưng của Quốc làm Tây càng thêm ngạt thở.

Tây đang ở trong bếp lấy nồi ra chuẩn bị nấu cơm, còn bố ở trong phòng sửa lại bản thảo. Mẹ vừa tan làm về lập tức vào trong phòng tìm cái gì đó. Tây cầm nồi cơm đi ra ngoài mẹ hỏi Tây có nhìn thấy chiếc trâm cài áo Hàng tặng không, vì tối nay mẹ có cuộc họp lớp. Tây đành đặt nồi cơm xuống và giúp mẹ tìm, những nơi phải tìm đều đã tim vài lần, nhưng không thấy. Mẹ vừa tìm vừa tự hỏi: "Thật kỳ lạ, tuần trước mẹ mới cài mà, lần đi tham dự hội nghị khoa ngoại về bệnh gan ấy"

Từ trong phòng khách bố Tây nghe tiếng nói vọng ra: "Lần trước tham gia hội nghị mình mặc áo nào?" Mẹ Tây nói về chiếc áo đó. Bố Tây liền nghĩ một hồi, và tìm ra chiếc áo đó ở cây treo quần áo ngoài phòng khách, quả là chiếc trâm cài vẫn còn nguyên trên đó. Đồng thời bố Tây thở dài: "Giá mà có Hạ ở đây, nếu không tìm thấy lại đổ cho con bé... Làm nguời giúp việc đúng là thật khó, thực sự là khó. Nhà nào chả có lúc không tìm thấy cái này cái nọ. Nếu không có giúp việc thì thôi, có rồi lại chuyện liên quan đến giúp việc. Thế tiền của Hàng tìm ra chưa?"

Mẹ Tây lắc đầu.

Tây lấy chiếc trâm gài đưa cho mẹ và nói: "Rốt cuộc chuyện này là thế nào nhỉ? Dù thế nào đi chăng nữa con vẫn thấy chị Hạ không phải là hạng người này!"

Bố Tây khẳng định thêm: "Tuyệt đối không phải. Con xem tính cách nó thế, lòng tự trọng cao ngất trời!"

Hàng trở về nhà nằm ngoài dự liệu của Tây. Gần đây sau khi tan làm Hàng rất ít khi về nhà, toàn bảo là phải làm thêm giờ. Làm thêm giờ là cái cớ tốt nhất để không phải về nhà. Chẳng cần nói mọi người cũng hiểu là vì Giai nên Hàng không muốn gặp mọi người. Về đến nhà Hàng chào mọi người qua loa rồi vào thẳng phòng mình.

Tây theo Hàng tới trước cửa phòng và hỏi xem Hàng có ăn cơm nhà không để còn nấu. Hàng không ăn cơm nhà, thay quần áo rồi đi luôn, đi ăn với bạn bè. Tây rất muốn nói với em về chuyện của Thành. Nhưng nghĩ mãi quyết định không nói nữa. Thái độ gần đây của Quốc có liên quan tới việc Hàng không giúp đỡ Thành tới nói tới chốn. Hàng không nên thế, nhưng Quốc càng không nên thế, người ta giúp mình là tốt, còn không giúp hoặc không thể giúp cũng là chuyện bình thường. Chứ đừng nói không giúp mình nghĩa là nợ mình. Nghĩ đến chuyện này Tây thật đau lòng, bao năm làm vợ chồng với nhau, Tây giúp gia đình Quốc bao nhiêu việc, chỉ có việc này không làm được mà bao tình cảm với Quốc và gia đình Quốc thành không luôn. Nếu cứ thế này thì chuyện của họ sớm muộn cũng kết thúc. Hàng thay áo xong ra khỏi phòng rồi đi luôn, bỗng nghĩ ra chuyện gì đó quay lại nói với cả nhà: "Đúng rồi, số tiền 500 tệ của con không bị mất. Con cho bạn mượn mà quên luôn, hôm nay nó trả tiền mới nhớ ra."

Mẹ Tây bực mình quát lớn: "Thật quá đáng."

Hàng cố quay lại cãi: "Có gì đâu, ai chẳng có lúc quên."

Mẹ Tây chạy tới trước mặt Hàng chỉ thẳng vào mặt quát: "Mày có biết mày quên chuyện này đã đưa lại bao nhiêu rắc rối cho mọi người không hả? Và để cho người khác tổn thương thế nào không?"

Tây vội nói:"Mẹ à, hay mình lại mời chị ấy về làm."

Bố Tây cũng nhanh miệng đồng ý: "Đúng rồi, nói với thằng Quốc mời Hạ quay về làm đi, và xin lỗi người ta nữa" ông xúc động nói: "Con bé Hạ này, quyết không cúi mình, tính tình cương trực, thà chết không chịu nhục, rất tốt!"

Mẹ Tây nhăn nhó nói với chồng: "Thôi xin ông đừng giở văn chương ra nữa" rồi quay sang mắng con trai: "Hàng, mẹ nói cho con biết..."

Nhưng lúc đó Hàng đã đi mất rồi. Mẹ Tây tức giận quá chỉ biết thở dài ngao ngán, lại treo chiếc áo khoác lên, đi tới chỗ điện thoại nhấc máy lên gọi điện báo là không đi được. Tây cứ khuyên mẹ đi mãi, đi cho thoải mái, và đảm bảo sẽ nói chuyện này với Quốc, trước tiên nhờ Quốc xin lỗi Hạ hộ, sau đó xem Hạ có quay lại làm nữa hay không. Nghe vấy mẹ mới miễn cưỡng mặc quần áo vào và đi.

Chỉ có hai bố con Tây ăn cơm. Để tiết kiệm thời gian, hai bố con ăn bánh bao và súp. Vỏ bánh bao ở nhà ăn rất dày, nhân vừa nhạt vừa ngấy. Ăn mà bố Tây cứ thở dài mãi. Ông chỉ thích ăn bánh bao do Hạ gói, thì là thái rất nhỏ, thịt cũng băm ra, không chỉ thái không, băm cũng rất nhỏ, trộn với thì là, Hạ gọi đó là: "Bánh bao nhân cát". Nếu gọi đó là bánh nhân cát thì bánh ở nhà ăn này đúng là nhân đất. Chắc chắn là cho vào máy xay nát, thành từng cục nhỏ một, chẳng ra cái loại món ăn gì.

Hai bố con cố gắng ăn hết mấy món ăn chẳng ra gì đó, sau đó bố Tây đi thẳng vào phòng đọc, Tây thu dọn đồ bếp rồi vào bếp rửa bát, úp bát... Tây cảm thấy ngày hôm nay trôi qua thật vô vị như món ăn vừa nãy. Trong lòng Tây vẫn nặng trĩu chuyện của Hạ biết nói sao với Quốc đây? Xem tình hình gia đình lúc này, thực sự rất cần Hạ, nhưng bây giờ, Tây chẳng biết phải nói với Quốc như thế nào để nhờ anh giúp cho. Chuyện của anh trai Quốc vẫn chưa làm được, gia đình chồng đặc biệt là Quốc đang rất bực mình.

Đúng lúc ấy, chuông cửa reo lên, Tây vẩy vẩy hai tay ướt và chạy ra hỏi: "Ai đấy?" Bên ngoài có tiếng đáp: "Anh". Hình như là Quốc. Tây vội lau khô hai tay, rồi mở cửa. Đúng là Quốc. Trong lòng Tây vừa ngạc nhiên lại vừa vui mừng, ngạc nhiên vì không ngờ Quốc lại tới, vui vì đang nhớ Quốc thì Quốc đến thật.

Nghe tiếng Quốc tới chơi bố Tây cũng từ trong phòng ra chào hỏi. Quốc cũng hỏi thăm bố vợ: "Bố, cuốn sách của bố làm tới đâu rồi ạ?"

"Cũng tàm tạm"

"Vậy con đón Tây về nhà có được không ạ?"

Tây thực sự không ngờ tới, nhìn Quốc với ánh mắt vặn hỏi. Nhưng Quốc không nhìn lại Tây.

Bố Tây nói: "Không sao... Bố cũng không yêu cầu nó về, là nó khăng khăng đòi về đấy chứ... Quốc à dạo này con ít qua đây, nghe nói lên làm lãnh đạo rồi hả, công việc có bận lắm không?"

Quốc vốn cũng chẳng muốn nghe bố nói chuyện tiếp, nói qua loa với bố vài câu rồi đứng dậy bảo Tây: "Tây à, về đi"

Tây quay người đi vào phòng, thu dọn đồ đạc của mình. Tây cũng chẳng nói được câu gì, hoặc không dám nói vì sợ mình bật khóc bởi sung sướng. Cuối cùng Quốc cũng tới, rốt cuộc Quốc cũng không thể rời xa Tây được. Bao năm tình cảm giữa hai người sao có thể nhạt nhoà vậy chứ!

****************************************

Tây theo chồng về nhà. Quốc mở của xe, Quốc tự lái xe của mình. Bây giờ Quốc lái xe cũng thành thục lắm rồi. Tây ngồi ghế bên cạnh chồng, cả hai chẳng nói lời nào. Về phía Tây, Tây không biết phải nói gì. Điều mà Tây muốn nói nhất là: "Vì sao anh đột nhiên lại tới đón em về?" Nếu là trước kia Tây sẽ nói ngay mấy lời này, còn bây giờ, không được. Giờ đây quan hệ của họ không được như xưa nữa. Trước đây muốn cãi nhau là cãi nhau chẳng cần chú ý điều gì. Còn bây giờ nói cũng phải nghĩ trước nghĩ sau, xem có làm tổn thương đối phương không, liệu có gây ra mâu thuẫn không?

Xe của họ đuổi kịp một chiếc xe tải khác và vượt qua luôn. Dưới ánh điện đường có thể nhìn thấy chiếc xe ấy chở đầy công nhân. Tây quay đầu lại nhìn chiếc xe đó: "Trời này mà bắt người ta ngồi xe không mui thế à!' Những gì Tây nói là tình cảm thực Tây dành cho những người công nhân đáng thương ấy, nhưng nói vậy cũng không thể không để ý tới cảm xúc của Quốc

Quốc chỉ lạnh nhạt buông một câu: "Công nhân ý mà"

Tây im lặng hồi lâu: "Phải tìm cách đổi việc cho anh Thành. Để em bàn với Hàng"

"Không cần đâu. Anh đã nhờ người bạn học, anh ấy đồng ý để anh Thành làm bảo vệ cho công ty. Là bảo vệ trong phòng."

"Ba mươi tuổi mà làm bảo vệ à? Cũng phải học võ nữa chứ."

"Cứ qua giai đoạn này đã rồi tính. Đợi thời tiết ấm áp hơn rồi tính tiếp. Em không cần tìm Hàng nữa, bạn anh nói có thể tìm người giúp mà."

Nói như vậy là Quốc tới đón Tây không phải là vì việc của anh Thành. Vậy lí do Quốc tới đón Tây cũng chỉ đơn thuần thôi, là vì Quốc nhớ Tây. Nghĩ vậy lòng Tây chợt ấm hơn.

Xe tới toà nhà, hai vợ chồng cũng xuống xe, bước vào phát hiện ra thang máy đã hỏng. Cả hai cùng chợt nhớ đến cái đêm cùng đi cầu thang bộ, Quốc cõng Tây. Tây quay sang nhìn Quốc, không phải vì muốn được Quốc cõng, hiện giờ sức khoẻ của Tây vẫn tốt không cần phải cõng. Tây chỉ nghĩ rằng không lẽ họ lại có cơ hội cùng nhau đi bộ leo lên cầu thang, có cơ hội nhớ lại cảm xúc khi xưa, như vậy cũng tốt. Nhưng Quốc chỉ rút máy ra hỏi: "Xin hỏi người phụ trách lúc nào thang máy sửa được?"

Tây đành thất vọng, Tây đành nói trước để nói rõ lòng mình: "Không sao. Chúng ta cùng đi bộ, nhân tiện tập luyện thể dục. Lâu rồi mình cũng chưa tập luyện gì. Yên tâm em không bắt anh cõng đâu. Em hiểu mà."

Lúc này Quốc đã gọi điện được cho người phụ trách họ nói năm phút nữa sẽ sửa xong.

Họ cùng đợi thang máy dưới cửa. Trăng hôm nay rát sáng, rất tròn, hôm nay là rằm mà. Tây ngước nhìn trăng mà trong mắt ngân ngấn ướt, Tây nhớ lại câu chuyện mà cứ ngỡ là kiếp trước.

Ngày hôm đó, thang máy cũng mất điện, Quốc cõng Tây trên lưng, Tây đang mang bầu, ánh trăng tràn xuống như dòng nước. Âm nhạc ngân lên một khúc ca. Đó là tiếng nhạc ngân lên từ cõi lòng họ. Khúc ca ấy có tên là "câu chuyện tình yêu". Là khúc nhạc mà lúc ấy hai người thích nhất, là bài hát chính trong bộ phim cùng tên của mỹ. Khi tình yêu nồng nàn, họ cùng xem bộ phim đó. Xem xong, Tây nói rằng: "Có phải anh muốn em học theo nhân vật nam chính kia, kết hôn với một cô gái nhà nghèo đứng không?"

Quốc không trả lời chỉ nhẹ nhàng xoa lên tóc Tây: "Tây à, điều kiện của em rất tốt, có khá nhiều người theo đuổi e, cũng nhiều người phản đối em với anh, vì sao em chọn anh?"

Tây cười rúc rích đáp: "Vì em hồ đồ."

Quốc tỏ vẻ hơi giận dỗi: "Tiểu Tây."

Lúc ấy Tây mới không dám cười nữa, mà đáp rằng: "Vì em có tầm nhìn! Không giống như những cô gái thích hư vinh kia chỉ nhìn thấy những gì trước mắt".

Quốc liền ôm Tây Vào lòng...

Đúng lúc ấy, tiếng Quốc chợt vang lên bên tai Tây: "Đi nào. Thang máy sửa xong rồi". Âm thanh nghe thật chói tai như kéo Tây từ thiên đàng xuống, trở về với hiện thực. Hai vợ chồng cùng bước vào thang máy. Tây biết Quốc không muốn cõng mình. Không phải vì sợ vất vả, chỉ là không muốn tỏ ra quá thân mật với Tây. Về cả thể xác và tinh thần đều không muốn. Vậy thì Quốc đón Tây về để làm gì?

Quốc muốn thương lượng với Tây để Tây về nhà mẹ ở và đón anh Thành về đây ở tạm. Ở vài tháng cho qua những ngày lạnh giá này.

Thành từ bé đã không được khoẻ mạnh, điều kiện gia đình lại không có, tuy nhiên so với phòng ở tạm ở công trường thì vẫn tốt hơn. Ở nhà làm đồng áng cũng nhẹ nhàng hơn là làm ở công trường. Điều kiện sống không tốt, công việc lại nặng nhọc, cộng thêm có thể không hợp thổ nhưỡng, nên Thành bị sốt cao. Lúc mới bị Thành cố chịu không nói ra, vẫn cứ làm việc, kết quả là bị ngất ngoài công trường. Nhận được tin báo, Quốc vội chạy vào bệnh viện, anh trai đã được đưa vào đó, có lẽ đang được truyền dịch huyết đồ rất cao. Ở trong phòng ngồi truyền dịch mà Thành cứ nói mê suốt. Quốc đến đó lập tức bỏ tiền ra thuê chiếc xe đẩy để anh nằm tạm. Đêm đó Quốc ở bên anh tới nửa đêm, sau đó đưa anh về nhà. Thành về tới nhà lập tức đi ngủ, sáng hôm sau khi Quốc thức dậy Thành vẫn đang ngủ, yên lặng Quốc sờ trán anh thấy đỡ sốt hơn. Chắc không bị nặng, chỉ là cảm lạnh và mệt mà thôi. Quốc chuẩn bị đồ ăn đồ uống cho anh, để lại lời nhắn rồi di làm. Sáng hôm ấy ở công ty có cuộc họp, cuộc họp kéo dài tới tận giữa trưa. Tranh thủ lúc rỗi Quốc tranh thủ đảo về qua nhà, mua một túi đồ ăn to, nhét đầy trong tủ lạnh, đợi anh khỏi bệnh để bồi dưỡng. Về nhà Quốc thấy anh đang lau chùi máy hút mùi. Quốc hốt hoảng bảo anh: "Anh, anh phải nằm nghỉ đi, đừng làm gì cả". "Anh hết sốt rồi, lạnh lắm anh không nằm một chỗ được" Thành vội đỡ những thứ trong túi Quốc lại và nói: "Anh nghĩ kỹ rồi có khi về công trường ở vẫn hơn, vừa đỡ phí tiền ăn, không ăn cũng chẳng được trả lại tiền"

"Không trả thì thôi, cũng chẳng đáng bao nhiêu tiền. Chuyện này ta bàn kỹ rôi, anh ở đây ăn sáng xong rồi đi làm, tối về đây ăn cơm, đợi xuân về rồi bàn tiếp. Nếu từ đầu anh nghe em thì mọi chuyện đâu đến nỗi thế này!” Quốc còn nói thêm một câu: "Em đã bàn với Tây rồi, cô ấy sợ anh bất tiện nên sẽ về nhà mẹ ở"

Thành không tin nên phẩy tay từ chối: "Em a, đừng làm vậy, không được đâu! Cô ấy là vợ em, không sống cùng nhau lại về nhà mẹ ở sao được. Làm gì có chuyện như vậy. Để anh về công trường mang thêm chăn ấm là được mà" Quốc định nó thêm gì đó nhưng Thành gạt luôn: "Chuyện này quyết định thế nhé!' Sau đó, Thành không nói gì nữa, tiếp tục lau máy hút mùi. Thành đúng là người rất thông minh, việc gì cũng sắp xếp được. Quốc thấy lòng đau thắt vội tới giúp anh lau máy hút, tìm việc gì đó để làm cho đỡ trống tay. Hai anh em người lau trên kẻ lau dưới phối hợp rất ăn ý. Quốc nói: "Anh, sao hôm đó gặp em sao anh lại bỏ chạy?" Quốc vừa hỏi vừa tự chửi mình giả tạo. Thành đáp: "Anh cũng đang định nói với em chuyện này. Quốc à, về sau nếu em và đồng nghiệp đi với nhau mà tình cờ gặp anh, chúng ta không nói chuyện nhé, coi như không quen biết nhé". Hai mắt Quốc mở to ngạc nhiên rồi đỏ dần. Thành vờ như không thấy gì, chuyên tâm lau máy rồi nói tiếp: "Quốc à, anh biết. Anh biết tấm lòng của chú dành cho anh. Anh không muốn tạo ảnh hưởng không tốt với em ở cơ quan" Quốc vẫn không lên tiếng trái tim như bị ai đó bóp nghẹt, hơi thở dồn dập. Anh nói như thế vì anh không biết, nếu anh biết rõ mọi chuyện liệu còn nói được thế không? Anh còn coi Quốc là em trai không?

Quốc quyết tâm đưa anh về nhà. Quả nhiên Thành chỉ vì ngại Tây mà thôi, nếu chuyện này Tây không ra mặt, chắc không thuyết phục nổi. Vì thế nên hôm nay sau khi tan làm, Quốc quyết định tìm Tây nói chuyện, nói trực tiếp, chuyện quan trọng đâu thể nói qua điện thoại được. Nhưng khi vừa mở của, trông thấy biểu hiện vui mừng trên khuôn mặt Tây khi thấy mình tới, Quốc lại không thể mở miệng nói ra. Tây tưởng Quốc tới làm lành với mình, nếu Quốc nói ra mục đích chính, thế chẳng khác nào làm Tây tổn thương, thậm chí là sự tổn thương gấp bội. Không nói cũng chẳng biết phải nói làm sao nên đành bảo là đến đón Tây về. Trong lòng Quốc thầm nghĩ, cứ đón về nhà rồi nói, nhân cơ hội đó cùng bàn bạc với Tây.

Khi về tới nơi thấy thang máy không hoạt động, Quốc và Tây chợt cùng một suy nghĩ, chỉ là "chợt" thôi. Quốc như đoán được suy nghĩ trong mắt Tây, như hiểu được Tây đang nghĩ gì. Nhưng hiện tại không thể làm thế được. Tây đoán không sai Quốc không muốn cõng Tây. Không phải vì sợ mệt mà chỉ vì không muốn quá thân mật với Tây cả về thể xác và tình cảm, đều không muốn. Cảm giác lúc ấy với Quốc thật khó xử, như thể mình đang lừa Tây.

Hai người mở cửa bước vào. Dù rời nhà chưa được bao lâu nhưng Tây cảm giác như đã rất lâu rồi, một cảm giác vừa thân quen vừa lạ lẫm chợt ùa về, trong bếp, phòng ngủ, nhà vệ sinh, ban công... Tây đi khắp một lượt, rồi lập tức lôi những đồ hàng ngày thay giặt mà Tây đem về từ nhà mẹ đẻ ra. Lúc đó di động của Quốc đổ chuông, Quốc nhắc máy ra ban công nghe. Nghe xong cuộc điện thoại đó còn đứng ngoài rất lâu, có lẽ đang suy nghĩ về toàn bộ chuyện này.

Tây đã mang tất cả đồ đạc về, như vậy có thể nói là Tây đã chuẩn bị sẵn để trở về nhà. Với tình hình thế này Quốc biết nói sao với Tây về chuyện của anh đây. Mà không nói thì anh biết làm sao? Đột nhiên Quốc nghĩ ra một cách, có thể như thế sẽ tốt hơn. Ba người cùng ở chung, hai người ở một phòng, anh ngủ ngoài phòng khách. Nói như vậy có lẽ Thành mới yên tâm. Nếu không thì Thành đến mà Tây không ở lại sẽ nghĩ là Quốc ép Tây phải đi, là Thành đã làm ảnh hưởng tới cuộc sống của vợ chồng họ. Nghĩ được cách đó, Quốc nhẹ nhàng từ ban công bước vào. Lúc đó, Quốc nghe thấy những tiếng tí tách từ trong buồng tắm hắt ra, chẳng buồn nghĩ gì liền mở của bước vào. Quốc quá nóng vội muốn nói chuyên với Tây.

Tây giật mình hét lên. Tây không ngờ Quốc lại bước vào. Có lẽ chỉ là nguyên nhân bên ngoài, bởi đã lâu họ không quan hệ với nhau, nên có chút lạ lẫm, không quen nhìn nhau loã thể như vậy nữa. Quốc vội đóng của và ra đi đồng thời nói hai tiếng "Xin lỗi".

Tây tiếp tục tắm, mà trong lòng có chút hối hận. Hét cái gì chứ? Có gì mà phải hét? Chẳng nhẽ haingười không phải là vợ chồng à? Là cặp vợ chồng đã từng biết rõ từng thớ thịt trên cơ thể nhau rồi còn gì. Tây muốn gọi Quốc quay lại, quấn quýt nhau như những cặp vợ chồng bình thường. Tây vẫn tắm, Quôc đứng bên nói chuyện hoặc giúp Tây cọ lưng, hoặc cùng tắm với Tây... Thôi cơ hội qua rồi, giò lại gọi Quốc vào là quá trơ. Để tối đi ngủ rồi nói tiếp.

Tối đó, hai vợ chồng đi ngủ. Họ quen nằm riêng chăn. Sau khi tắt đèn, Tây chủ động ôm lấy Quốc. Trước đây phần lớn là do Quốc chủ động. Cũng có lúc Tây chủ động nhưng rất ít khi. Nhưng lần này, Tây quyết định là người chủ động. Nếu đã muốn có gì phải ngại.

Quốc không ngờ, Quốc và Tây lâu rồi không sinh hoạt, thời gian này Quốc chủ yếu tự khống chế hơn là dùng "người tình tay trái" để giải quyết nhu cầu. Với tính cách của Quốc, nếu có phải dùng đến "người tình tay trái" thì cũng không muốn đó là Tây. Nhưng bây giò Tây yêu cầu, sao Quốc có thể từ chối nổi. Vẫn nói nam nữ bình đẳng mà, có phải lúc nào cũng bình đẳng được đâu. Như chuyện này vậy, nếu nữ mà từ chối nam thì là ý của trời, là tụ hào, là đặc quyền; còn nếu nam mà từ chối nữ bạn thử nghĩ xem? Sẽ là tàn khốc, là lạnh lùng, là làm tổn thương phụ nữ, nếu không thì là không còn khả năng. Với Quốc hiện nay thì là vừa lạnh nhạt vừa không còn khả năng. Hôm qua vừa tự thoả mãn nhu cầu cũng hết rồi.

Tây áp sát chân Quốc, áp sát dưới nách Quốc, miệng còn nâng lên đầy kích động, khiến Quốc nổi cả da gà. Tây học cách này ở đâu không biết? Trước đây Tây đâu có như thế này. Đồng thời Quốc cảm nhận được bàn tay Tây đang di chuyển dần từ trên ngực mình xuống, phần bên dưới Quốc chưa chuẩn bị gì cả. Trong dạ bảo không được, Quốc tóm lấy bàn tay này, đấy hoảng hốt đưa lên cạnh miệng. Không ngờ hành động này lại khiến Tây hiểu lầm, Tây cho rằng Quốc đang tạo xúc cảm, quả là "mất ít được nhiều". Thế nên Tây lập tức hưởng ứng lại, đưa miệng lên sát tai Quốc và cắn vào vành tai. Quốc đã từng nói với Tây rằng đó là phần nhạy cảm nhất trên cơ thể Quốc, nhưng Tây cứ vờ như chưa bao giờ nghe thấy. Nhưng quả nhiên Tây đã nghe và biết điều đó, chỉ là không làm mà thôi. Nếu Tây muốn chắc chắn là làm tốt. Tây cứ ra hiệu như vậy, hơn nữa Quốc vẫn còn trẻ, cơ thể Tây cũng còn trẻ, chưa hề trải qua sinh nở, nên vẫn rất mềm mại, căng tròn và đàn hồi, vì thế cuối cùng cũng đánh thức bản năng nơi Quốc. Và Quốc nhập cuộc. Mà khi nhập cuộc rồi thì sự ẩm ướt và mềm mại của đối phương chẳng hấp dẫn hơn "Người tình tay trái" sao?... Lần này, vì Tây là ngườichủ động, lại phối hợp ăn ý nên hai vợ chồng thực sự cảm nhận được sự hoan lạc. Xong xuôi hai người chỉ lau qua người, không đi tắm lại liền đi ngủ luôn. Đêm đó họ ngủ rất sâu.

Hôm đó là cuối tuần, khi Quốc tỉnh dậy đã là 9h hơn. Vừa mở mắt ra, Quốc giật mình nhìn thấy đôi mắt ai đó ở rất gần đang nhìn mình. Quốc chững người giây lát mới nhớ ra chuyện gì đã xảy ra, sau đó cười với người đó. Tây cảm động suýt khóc trước nụ cười ấy, liền dúi đầu vào lòng Quốc, miệng vui vẻ nói: "Anh Quốc, đã lâu rồi chúng ta chưa thế này nhỉ... Có khi đến cả thế kỷ rồi ấy chứ. Có lúc em đã nghĩ tới chuyện đưa anh đi khám đấy."

"Khám gì?"

"Khám xem anh có bị liệt dương không."

"Liệt dương? Anh hả?" Ngừng một lát Quốc nói tiếp: "Chẳng qua đàn ông đến tuổi như anh, do chịu áp lực công việc, gia đình, mười người thì có tám người bị liệt dương thật, nhưng anh thuộc số ít"

"Lại nói phét."

"Không tin em đi hỏi đi."

“Hỏi ai?” Quốc mỉm cười vì biết mình vừa nói đùa. Tây vui vẻ trêu: “Mà nếu có hỏi được cũng chẳng cần, đáp án đó rồi. Chắc chắn chuyện này ai cũng như anh cả, đều là “số ít” cả. Nói khoác, thậm chí nói khoác cả chuyện này là một trong những đặc điểm của đàn ông các anh.”

Quốc lắc đầu nói: “Bọn anh đâu có nói khoác. Nhưng là “nói lời thực tế” đấy chứ. Tối qua em cảm thấy thế nào, chẳng nhẽ không… sướng như tiên sao?”

Tây đáp lại ngay: “Một người làm chút việc tốt đâu có khó, cái khó là cả đời phải làm việc tốt cơ.”

“Vậy phải xem em có sức hấp dẫn này không đã, xem có thể để anh “cả đời làm việc tốt” không.” Sau đó Quốc kéo Tây ôm vào lòng, “Tây à, anh muốn bàn với em một chuyện.”

Sau đó, Quốc nói ra câu chuyện mà mình muốn nói song cứ phải giữ mãi trong lòng ấy. Nhưng vừa mở đầu, chưa kịp nói hết, chỉ mới nói tới chuyện đón anh trai về, Tây đã hét lên một tiếng, giật ra khỏi lòng Quốc, và đi thẳng xuống khỏi giường mặc áo vào.

Tây thấy thật ghê tởm. Vì Tây đã cho rằng Quốc có nhu cầu, vì tối qua Quốc đã thể hiện như thể mình bị kích động thật. Sau khi lấy nhau, cũng có thời gian họ đã như vậy, đặc biệt là thời gian gần đây, họ đã có cách thể hiện này. Tức là nếu đối phương yêu cầu trước, thì bên mình cũng sẽ đối tốt lại. Ví dụ như chủ động tặng đối phương món quà hay rót một cốc nước, hay lấy cho họ đôi giày, nhưng để đạt được mục đích mà dùng cả chuyện đó thì có lẽ đây là lần đầu tiên. Thật là hạ tiện, thật là nham hiểm, thật là vô sỉ. Chưa nghe Quốc nói hết câu chuyện, Tây đã nhảy khỏi giường, liên tục cười lớn: “Thì ra là vậy, hoá ra là vậy!... Tối qua tôi còn thắc mắc, giờ thì đã rõ vì sao. Chủ động và vội vàng tới đón tôi, tôi vốn nghĩ anh có chuyện gì đó. Nhưng, nhưng…” Tây cố ghìm những giọt nước mắt đang trực tuôn trào: “Nhưng tôi thật không ngờ anh có thể tệ đến thế, quả nhiên vì chút chuyện không thành của gia đình anh…” Tây ngừng giây lát “mà không ngại dùng đến cả nam nhân kế!”

Quốc không thể giải thích, Quốc đã hoàn toàn bị động, dần dần bị động. Không thể giải thích cũng là không giải thích, là tuỳ muốn hiểu sao thì hiểu. “Ở đến mùng năm tháng một thôi. Chỗ ở của anh lạnh quá!”

Tây khoác áo ngoài rồi đi đi ra ngoài. Chuyện của Hạ cũng chưa nói với Quốc, không nói nữa, nếu lại nói thêm chuyện này, mối quan hệ giữa họ chẳng khác nào sự trao đổi, trao đổi bằng xác thịt.

Trong khoảnh khắc Tây mở cửa đi ra, Quốc đã hoàn toàn thất vọng và quyết tâm chấm dứt câu chuyện này tại đây. Không ngờ, anh Thành lại xảy ra chuyện.

Hôm ấy, Thành được phân công tới giúp việc cho nhóm thợ nề làm hành lang. Đó là khu nhà cao cấp và khu biệt thự liền kề, mỗi cái rầm nhà đều trên năm triệu tệ. Thành phụ trách khuân vác gạch, chở cát và xi măng. Một người nói với đám thợ xây rằng “tất cả số gạch này đều nhập từ Ý về, còn quý hơn cả đầu ngón tay các người. Khi cắt phải cẩn thận, đừng làm vỡ.” Nói xong quay sang Thành nói: “Anh kia, khi vác đồ nhớ chú ý nhìn mọi người qua lại đừng để họ dẫm lên sàn nhà mới lát, nhìn xem bảo họ đi phía bên kia kìa!” Thành gật đầu đã hiểu ý.

Đến gần trưa, một người khách rất sang trọng tới xem phòng, dẫm chân lên cả hành lang mới lát gạch. Thành thấy vậy vội chặn người đàn ông đó lại nói là không thể đi trên đó. Người ấy hỏi Thành vậy phải đi ở đâu. Hai bên rìa cạnh toàn đất với xi măng, thực sự không có đường để đi, mà chính xác là không có đường cho hạng người này đi. Nhưng Thành không cần biết, với thân phận của mình Thành đã có quần áo bảo hộ. Nhưng người đi mua nhà kia không vậy, giày da đen bóng, comple chỉnh tề. Thành chỉ biết khẽ nhắc nhở rằng hành lang này không thể dẫm lên, gạch vừa mới lát, dẫm lên nhỡ hỏng lại phải lát lại… Nhưng người đó vờ như không nghe thấy, cứ dẫm thẳng lên đó đi Thành vội vàng kéo tay người đó lại: “Không được dẫm lên! Số gạch này đều nhập từ Ý về đấy…” Người đó giằng khỏi tay Thành đầy tức giận, nhưng, đã quá muộn, trên bộ vest màu xanh đậm ấy đã in nguyên vết tay của Thành, không biết đó là đất, xi măng hay là bụi do cắt gạch để lại. Người đó lập tức nổi giận: “Mày làm gì đấy? Có gì thì nói, sao phải động tay động chân vậy?... Gạch nhập từ Ý thì sao chứ? Mày biết gạch nhập từ Ý về, thế có biết bộ vest này nhập từ đâu không?” Cố lau vết bẩn đó nhưng không sạch được, người đàn ông ấy càng tức giận: “Trưa nay tao còn có cuộc họp,… mày, mày, mẹ mày chứ!” Không biết người đó bực mình đến mức nào mà vừa nói vừa dậm chân mấy lần liền lên sàn gạch. Thành đau lòng mà chỉ biết nhắm mắt chẳng dám nhìn.

Hàng đi ngang qua đó, tình cờ chứng kiến toàn bộ câu chuyên, cũng thấy rất bực mình, liền chạy lại nói: “Này anh, anh có biết đây là công trường đang thi công không, không phận sự miễn vào.”

“Không phận sự miễn vào, tôi đến đây là để mua nhà, là khách hàng ở đây, là thượng đế của các người!”

“Mua nhà thì tới nơi nào bán mà mua, có người phụ trách giới thiệu, ở đây là công trường, hành lang không được dẫm lên, mời lùi lại!”

Người đó đứng yên bất động. “Tôi nhắc lại lần nữa, lùi lại!” Người đó vẫn đứng yên. Bốn mắt nhìn nhau.

Đám công nhân túm tụm lại xem. Hai người này đều là người có thân phận cao quý, có thể là kỳ phùng địch thủ. Không giống Thành, chắc chắn không phải đối thủ của người đó. Thấy người đó vẫn không nhúc nhích, Hàng nổi nóng, đưa tay ra kéo người đó ra khỏi hành lang. Người đó vẫn cố không rời đi, Hàng lại càng ra sức kéo. Người đó không đứng vững được nữa ngã nhoài ra phía sau, ngồi ngay vào thùng xi măng và cát mới trộn phía sau. Chả cần biết bộ quần áo đó nhập khẩu từ đâu giờ hoàn toàn nhem nhuốc. Thành lo lắng nhìn Hàng, và phát hiện Hàng cũng đang kinh ngạc, quả nhiên sự việc đến mức này Hàng cũng không cố ý. Lúc đó, người ấy đứng bật dậy, chỉ tay vào mặt Hàng quát lớn: “Thằng ranh con, mày cứ chờ đây, ông đi tố cáo mày! Hôm nay mà ông không cho mày mất việc thì ông không bằng mày!” Nói rồi người đó bỏ đi luôn. Hàng nghiêm mặt bảo đám công nhân: “Tiếp tục làm việc đi”, sau đó đi luôn. Thành dõi nhìn theo Hàng mà trong lòng thấy bất an.

Kết quả của việc này là Hàng bị sa thải.

Sự việc như một đám mây đen che phủ gia đình Tây. Tất nhiên với tuổi đời và tuổi nghề như Hàng để tìm một công việc khác chẳng có gì là khó, nhưng để lập tức tìm được một công việc phù hợp thực sự không dễ. Tây quyết định đứng về phía em trai: “Có tiền thì sao, có tiền thì là thượng đế chắc, là có thể không cần coi sức lao động của người khác là lao động, không cần biết luật lệ gì chắc?”

Mẹ Tây nói: “Những điều vô ích này đừng nói nữa. Vấn đề hiện nay là Hàng không có việc làm.”

Bố Tây vốn rất trầm tĩnh cũng lên tiếng: “Hàng à, nếu bố là người của công ty con bố cũng làm như vậy. Không hỏi quá trình, chỉ biết kết quả. Mà kết quả là con làm công ty mất đi một khách quý có thể chi ra năm triệu tệ để mua nhà đấy.”

Tây ấm ức nói: “Nghe anh ta bốc phét! Thế thì con cũng sắp mua căn nhà mười triệu đây.”

Bố Tây nghiêm mặt: “Người ta đặt cọc rồi đấy. Đặt cả khoản lớn.” Lúc này Tây mới yên lặng.

“Sự việc này xảy ra xem qua là ngẫu nhiên, nhưng thực sự là điều tất nhiên thôi. Người đó đương nhiên có vấn đề của anh ta nhưng chúng ta đang nói không phải là vấn đề của anh ta mà là vấn đề của chính chúng ta. Hàng, bố mẹ hiểu con, con là người có năng lực, có năng lực hoá thù thành bạn, có năng lực quan tâm tới lợi ích của hai bên, nhưng con cũng không nên làm thế, không nên mắng mỏ khách hàng thậm chí là động cả tay chân như một kẻ vô công rồi nghề thô lỗ vậy. Vì sao ư? Vì tâm trạng của con hiện giờ không tập trung vào công việc.” Tất cả đều sững người nhìn bố Tây, Hàng cũng vậy, không hiểu bố đang ám chỉ việc gì. Bố Tây vẫn từ từ nói: “Thật không ngờ, chỉ vì bố mẹ phản đối việc con và Giai mà con mất cả hồn phách thế, không ngờ con lại phiền não đến thế. Ở đây, bố muốn khuyên con một câu thế này, con có thể không yêu giang sơn, chỉ yêu mỹ nhân, nhưng mỹ nhân lại rất yêu giang sơn! Nói cách khác, chẳng có cô gái nào sẵn sàng yêu một người đàn ông vô dụng cả. Sự nghiệp mới chính là cái gốc lập thân của người đàn ông!” Nói xong, ông đứng dậy đi vào phòng đọc, rồi đóng sầm cửa lại.

Hàng không cãi một lời. Hàng không thể không thừa nhận rằng, những gì bố phân tích là đúng, không phải là phân tích về phụ nữ mà chính là phân tích về bản thân Hàng. Gần đây, Hàng thực sự rất nóng tính, hay nổi giận vô cớ. Tất nhiên việc này có liên quan tới mối quan hệ với Giai. Nếu không thể, sự việc ngày hôm nay có thể đã có kết quả khác.

Cả phòng yên ắng. Hai mẹ con Tây chỉ biết an ủi Hàng, cũng chẳng biết nói thêm điều gì. Đúng lúc ấy, chuông cửa reo lên, Tây đi lại mở cửa. Hoá ra là Quốc. Nhìn thấy chồng, Tây chẳng nói câu nào, cũng như chẳng muốn nhìn; Quốc chẳng buồn bận tâm, chào mẹ vợ một tiếng sau đó đi thẳng tới trước mặt Hàng. “Hàng à, chuyện ngày hôm nay, anh đã nghe anh Thành kể lại, anh bảo lúc quan trọng nhất nhờ em giúp. Cảm ơn em nhiều!”

Tây lạnh lùng nói chen vào: “Anh trai anh sợ hay không biết Hàng vì chuyện này mà bị đuổi việc rồi.”

Quốc ngạc nhiên quay lại nhìn Hàng. Hàng chỉ cười buồn một cái chả nói câu nào. Như vậy đó là sự thật! Quốc có chút không hiểu về cậu em vợ này, vì sợ chủ công trình mắc tội mà mặc kệ cho Thành chịu khổ, nhưng hôm nay lại vì Thành mà mất cả công việc. Song bất luận thế nào đi chăng nữa thì việc Hàng bị mất việc vì Thành là sự thật.

Trưa hôm ấy, Quốc mời Hàng đi ăn trưa để bày tỏ lòng cảm ơn. Trong bữa cơm, Quốc cứ năm lần bảy lượt cảm ơn làm cho Hàng rất ngại, bảo anh rể không cần làm vậy, Hàng không thích không có công mà được hưởng. Lúc đó, Hàng thể hiện dũng khí như vậy mà không nghĩ tới bản thân mình, nguyên nhân thực sự là rất ghét tên khách hàng đó. Trong mắt tên đó không coi ai ra gì thật chẳng khác gì Khải Đoạn. Vì Khải Đoạn, Hàng hơi có ác cảm với kẻ giàu. Vẫn biết nghĩ như vậy hơi nhỏ nhen, nhưng cứ thấy cái kiểu đó là Hàng không chịu được. Đương nhiên, nếu là việc của công nhân khác Hàng cũng chẳng quan tâm làm gì, nhưng Hàng ra mặt đâu phải vì Thành mà là vị chị gái. Quan hệ giữa hai vợ chồng chị gái gần đây khá căng thẳng và một trong những nguyên nhân à do không sắp xếp được công việc cho Thành. Nếu Thành có chuyện gì, chắc chị lại phải chịu trận. Nói tóm lại trong chuyện này Hàng làm như vậy đầu tiên là vì mình, sau là vì chị gái, còn chả liên quan gì tới gia đình Quốc cả. Quốc nghe xong mới gật đầu nói đúng, như vậy mới đúng là lô gic của vấn đề. Có điều, không vì vậy mà nhạt nhẽo với Hàng, thậm chí còn tôn trọng Hàng hơn. Quốc thực sự rất thích cái tính dám làm dám nói thẳng những gì trong lòng mình của cậu em vợ này. Hàng và Quốc có một khoảng thời gian dài xa cách nhau cũng vì căng thẳng với Tây, hôm nay mới có dịp ngồi hàn huyên, quả là một chuyện đầy ý nghĩa. Hàn huyên mãi rồi lại uống, chả biết quỷ thần sai khiến thế nào Quốc lại nói cho Hàng đã từng gặp Giai trong quán rượu, và còn nói hết những lời Giai nói cho Hàng nghe. Quốc biết cả nhà phản đối chuyện giữa Giai và Hàng, nhưng ở góc độ nào đó, Quốc muốn kích cho hai người phản kháng với gia đình Tây. Quốc thực sự quá phản cảm với thái độ đạo mạo, ngạo mạn của gia đình vợ.

Câu chuyện Quốc kể khién Hàng cảm động và được cổ vũ rất nhiều, vì thế Hàng đã đưa ra một quyết tâm.

***

Hàng đợi Đoạn ở bên ngoài công ty, khi cửa mở, Đoạn bước ra.

"Hàng à, khách quý, khách quý... nào, mời vào."

"Không cần tôi nói vài câu rồi đi ngay."

Đoạn quay lại dặn trợ lý của mình "Cô đi trước đi". Khi cô trợ lý đi khỏi, Đoạn cẩn thận đóng cửa lại. "Có chuyện gì? Tiểu Hàng."

"Anh nói Giai xin anh một khoản tiền tài trợ hai mươi nghìn tệ đúng không?"

"Đúng."

"Vậy vì sao anh tài trợ cho cô ấy?"

"Vì tôi yêu cô ấy."

"Anh có định cưới cô ấy không?"

"Không, nhưng tôi sẽ đem lại hạnh phúc cho cô ấy."

"Như thế nào là hạnh phúc hoàn toàn tuỳ thuộc vào mỗi người."

"Cậu nói đúng! Hiện nay xem ra Giai đang lựa chọn: Tuổi trẻ của cậu hay sự giàu có của tôi."

Hàng lập tức chỉnh lại "là tình cảm của tôi."

Đoạn chỉ mỉm cười: "Hàng a, có phải giữa cậu và Giai đang có mâu thuẫn không?"

"Ý anh là gì?"

"Nếu hai người hoà thuận cậu tới đây tìm tôi để làm gì?"

"Tôi đến đây để nói với anh rằng số tiền tài trợ hai mươi nghìn tệ ấy tôi sẽ trả!" Rồi rút số tiền ấy từ ví ra đặt lên bàn "Anh viết cho tôi cái phiếu thu."

Đoạn lặng người giây lát rồi phá lên cười: "Tiểu Hàng có phải cậu đã móc những đồng tiền cuối cùng của mình ra không?"

Hàng nhìn Đoạn với ánh mắt đầy coi thường rồi quay người đi luôn. Nụ cười của Đoạn cũng lập tức vụt tắt.

Từ chỗ Đoạn về, Hàng lái xe thẳng đến nhà xuất bản, tìm ban biên tập số 6. Chị cũng đang ở đó làm Hàng giảm chút hứng khởi song cũng chẳng vấn đề gì, chỉ cần Giai ở đó là được. Vừa bước vào phòng Hàng đã gặp ngay Giai: "Giai, anh muốn nói chuyện với em." Hàng chẳng buồn nhìn chị lấy một cái, thể hiện rõ chẳng buồn quan tâm.

Tây nói luôn: "Không được, bọn chị đang cần bàn bạc một số vấn đề mà phải quyết định ngay."

"Cũng được, vậy em nói luôn ở đây", Hàng khẽ cười nói, rồi lấy ra một tờ giấy, "Thế này nhé, số tiềnhai mươi nghìn tệ Đoạn tài trợ anh đã trả lại anh ta. Đây là biên lai, em đỡ phải trả lại anh ta nữa."

Giai chợt lặng người; "Anh đã nói với anh ta như thế nào?"

"Nói rằng số tiền này không cần anh ta phải trả. Nhân tiện hỏi anh ta rằng anh ta nghĩ tiêu chuẩnhạnh phúc thực sự của em là gì?"

"Anh ta nói sao?"

"Là giàu sang."

"Còn anh?"

"Là tình cảm."

"Anh có xác định tình cảm của mình không?"

"Có, anh yêu em. Giai à, chúng ta lấy nhau nhé?"

Tây khẽ thở dài rồi lặng lẽ ra khỏi phòng.


/20

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status